Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Quảng diễn nghệ thuật tuồng trên đường phố Huế

NA (T/h) - 18:20, 28/06/2022

Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022, sáng 28/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình quảng diễn tuồng “Ngàn xưa âm vọng”.

Lễ rước mặt nạ tuồng lần đầu tiên được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức, mang đến trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách.
Lễ rước mặt nạ tuồng lần đầu tiên được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức, mang đến trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách.

Chương trình gồm ba phần: Tri ân ngưỡng vọng tổ nghề sân khấu tại Thanh Bình từ đường; trình diễn trích đoạn tuồng cổ tại Nghinh Lương đình; quảng diễn đường phố tại các trục đường.

Lễ giỗ tổ sân khấu tại di tích Thanh Bình từ đường
Lễ giỗ tổ sân khấu tại di tích Thanh Bình từ đường
Các nghệ sĩ vừa múa vừa hát theo các lối hát, nói lối, hát khách của các làn điệu trong tuồng cổ.
Các nghệ sĩ vừa múa vừa hát theo các lối hát, nói lối, hát khách của các làn điệu trong tuồng cổ.

Sau lễ tri ân, các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên sẽ tập hợp thành một đội hình khoảng 200 người và thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng. Đội hình diễu hành từ Thanh Bình từ đường, theo cung đường Chi Lăng, qua cầu Gia Hội ngang Trần Hưng Đạo, đến Lê Duẩn vào Nghinh Lương Đình.

Quảng diễn nghệ thuật tuồng trên đường phố Huế 3
Hội rước mặt nạ tuồng tạo nên một lễ hội đường phố sắc màu trong tuần lễ Festival Huế 2022
Hội rước mặt nạ tuồng tạo nên một lễ hội đường phố sắc màu trong tuần lễ Festival Huế 2022

Tại đây, trích đoạn tuồng cung đình Huế đặc sắc nhất đã được biểu diễn, đó là một số tiết mục như trống hội tuồng đồ, ác thiện ẩn hình, Mộc Quế Anh dâng cây, Mạnh Lương bắt ngựa, múa bông…

Biểu diễn trích đoạn tuồng "Ác thiện ẩn hình”
Biểu diễn trích đoạn tuồng "Ác thiện ẩn hình”
Múa bông, một điệu múa căn bản trong nghệ thuật tuồng
Múa bông, một điệu múa căn bản trong nghệ thuật tuồng
Diễn viên, nghệ sĩ vào vai các nhân vật trong tuồng cổ
Diễn viên, nghệ sĩ vào vai các nhân vật trong tuồng cổ

Khoác lên mình các loại trang phục truyền thống, cầm các loại cờ xí, lồng đèn, lọng, gánh chiêng, trống cùng với đội hình Nhã nhạc, Bát Dật văn võ diễu hành và trình diễn đường phố. Điểm nhấn của đội hình là các diễn viên sẽ vào vai nhân vật tuồng, mặc trang phục nhân vật, kẻ mặt nạ… tạo nên diện mạo bắt mắt và đầy thu hút.

Chương trình là dịp phô diễn nét đặc sắc của nghệ thuật tuồng qua hóa trang mặt nạ
Chương trình là dịp phô diễn nét đặc sắc của nghệ thuật tuồng qua hóa trang mặt nạ

Đây lần đầu tiên đường phố Huế xuất hiện đội hình nhân vật tuồng, hóa thân đám rước quảng diễn đường phố và phô diễn vẻ đẹp của y phục tuồng với màu sắc rực rỡ. Nghi thức rước mặt nạ tuồng tạo ra không khí mới lạ tại Festival Huế 2022.

Có hàng trăm mặt nạ khác nhau biểu trưng cho từng nhân vật
Có hàng trăm mặt nạ khác nhau biểu trưng cho từng nhân vật
Tin cùng chuyên mục
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.