Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Quảng Nam: Hướng nghiệp cho học sinh miền núi

PV - 09:27, 07/01/2023

Những thắc mắc, băn khoăn của học sinh về cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp THPT được giải đáp ngay trong buổi hướng nghiệp do Huyện đoàn Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phối hợp với một đơn vị doanh nghiệp tổ chức, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp sát thực tiễn, phù hợp điều kiện bản thân.


Học sinh Trường THPT Tố Hữu đặt câu hỏi tại buổi tư vấn hướng nghiệp. Ảnh: Đ.N
Học sinh Trường THPT Tố Hữu đặt câu hỏi tại buổi tư vấn hướng nghiệp. Ảnh: Đ.N

Anh Chờ Rưm Thúc - Phó Bí thư Huyện đoàn Nam Giang cho biết, buổi hướng nghiệp được tổ chức tại 2 điểm Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (xã Chà Vàl) và Tố Hữu (thị trấn Thạnh Mỹ) với gần 300 học sinh khối 12 tham gia, chủ yếu tập cơ hội trung tìm kiếm việc làm tại thị trường Nhật Bản.

Nhiều câu hỏi được đề cập xoay quanh vấn đề “Làm thế nào để có cơ hội lao động tại xứ ở mặt trời mọc?”, “Số tiền chuẩn bị ban đầu bao nhiêu?”, “Sau khi đến Nhật Bản làm việc, trong trường hợp người thân mất, ốm nặng có về phép được không?”...

Bằng kinh nghiệp thực tiễn, các chuyên gia tư vấn gợi mở nhiều hướng đi mới, giúp học sinh có thêm lựa chọn phù hợp năng lực, nguyện của của bản thân trong hướng nghiệp.

“Những thắc mắc của các em ngay lập tức được các chuyên gia tư vấn giải đáp, giúp các em yên tâm hơn trong việc lựa chọn ngành nghề để theo đuổi tại thị trường Nhật Bản, cũng như các nước có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Nhiều kiến thức cũng như định hướng nghề nghiệp được cung cấp, tạo cơ sở giúp các em có thêm hiểu biết về thị trường lao động, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp cho riêng mình trong tương lai” , anh Thúc cho biết.

Cô giáo Zơrâm Thị Kiều Dân - Bí thư đoàn Trường THPT Tố Hữu cho hay, không chỉ giúp học sinh nắm bắt cơ hội việc làm sau khi ra trường, buổi tư vấn còn giải tỏa được nhiều áp lực, cũng như tâm lý băn khoăn, thắc mắc liên quan đến tìm kiếm việc làm, nhất là các chương trình hỗ trợ lao động tại nước ngoài.

Theo cô Kiều Dân, trước đây, nhà trường cũng nhiều lần phối hợp tổ chức hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp, nhưng nội dung chỉ gói gọn trong việc chọn ngành nghề trong tương lai tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp… Những gợi mở cơ hội việc làm phổ thông, dường như chưa từng đề cập đến, vì thế buổi hướng nghiệp lần này rất có ý nghĩa và bổ ích.

“Trong buổi tư vấn hướng nghiệp lần này, nhiều học sinh người DTTS có hoàn cảnh gia đình khó khăn đã mạnh dạn đặt ra câu hỏi hay về kinh phí lao động ban đầu tại nước ngoài. Đó là những băn khoăn về các chương trình vay vốn hỗ trợ, ưu đãi giúp các em có cơ hội tìm kiếm việc làm ở các nước, hướng đến mục tiêu lập thân lập nghiệp trong tương lai gần”, cô Kiều Dân nói.

Tin cùng chuyên mục
Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.