Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Quảng Nam: Năm 2024 phấn đấu 70% sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đạt 3 sao trở lên

T.Nhân-H.Trường - 08:58, 22/02/2024

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch 973 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 với mục tiêu có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên.

Theo đó, mục tiêu đề ra là 100% đơn vị cấp huyện, cấp xã được củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức OCOP và hoàn thiện bộ máy tham mưu giúp việc chương trình OCOP các cấp. 100% cán bộ OCOP cấp huyện, cấp xã và các chủ thể mới tham gia chương trình OCOP được tập huấn nội dung cơ bản của chương trình, nhất là nội dung cụ thể các bước trong chu trình OCOP.

Tập trung hỗ trợ phát triển/nâng cấp các sản phẩm đã được công nhận. Phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên; trong đó có từ 15 đến 20 sản phẩm 4 sao.

Tỉnh Quảng Nam phấn đấu 70% sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2024 đạt 3 sao trở lên
Tỉnh Quảng Nam phấn đấu 70% sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2024 đạt 3 sao trở lên

Phát triển sản phẩm OCOP ưu tiên sản phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương, chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát được quy trình sản xuất; sử dụng lao động địa phương, đảm bảo gia tăng giá trị, không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đặc biệt, quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, Organic, GMP, HACCP, ISO....

Hạn chế tối đa sản phẩm tươi sống, sản phẩm thô chưa qua sơ chế biến, sản phẩm trùng lắp (nhiều chủ thể đăng ký một loại sản phẩm, nhưng chất lượng, mẫu mã bao bì thiếu cải tiến). Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết chuỗi, hợp tác, liên kết từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ nông sản để gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, hỗ trợ củng cố, nâng cấp/thành lập mới ít nhất 10 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX) tham gia OCOP. 100% chủ thể đăng ký tham gia có cam kết sản xuất sản phẩm theo đúng quy định về an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác, đóng gói được nâng cấp đảm bảo quy định. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong quá trình sản xuất, lưu thông cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Xây dựng/nâng cấp các điểm, trung tâm bán hàng OCOP cấp huyện. Đảm bảo đến cuối năm 2024, tất cả 18 huyện, thị xã, thành phố đều có ít nhất 1 điểm bán hàng OCOP (ngoài sản phẩm OCOP của địa phương, kết nối sản phẩm OCOP của các địa phương khác trong tỉnh, kể cả sản phẩm OCOP ngoài tỉnh).

Phấn đấu các sản phẩm sau 1 năm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên tăng doanh thu và lợi nhuận lên ít nhất 1,5 lần so với thời điểm sản phẩm chưa tham gia 3 OCOP.

Tổ chức ít nhất 2 hội chợ chuyên đề về sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh, ít nhất 1 đợt xúc tiến thương mại ra nước ngoài. Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình OCOP năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Về tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm: cấp huyệnsẽ đánh giá và công nhận sản phẩm 3 sao OCOP (trước tháng 8/2024), lập hồ sơtrình cấp tỉnh đánh giá công nhận sản phẩm 4 sao OCOP theo quy định. Cấp tỉnhđánh giá công nhận sản phẩm 4 sao OCOP (trước ngày 30/10/2024), lập hồ sơ trìnhTrung ương đánh giá công nhận sản phẩm 5 sao OCOP.
Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.