Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Quảng Nam: Nỗ lực lấp đầy “vùng trũng” về tiếp cận pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

T. Nhân- H. Trường - 20:44, 03/11/2023

Xác định công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vai trò quan trọng, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thời gian qua, các cơ quan, ban ngành tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp, tuyên truyền để “lấp đầy” khoảng trống về kiến thức pháp luật cho người dân. Nhờ đó, nhận thức của người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được nâng lên đáng kể, nhiều hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với đời sống hiện đã dần được xoá bỏ.

Tuyên truyền pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới tại huyện miền núi Đông Giang.
Tuyên truyền pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới tại huyện miền núi Đông Giang.

Đa dạng hình thức tuyên truyền PBGDPL

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các cơ quan, ban, ngành tiếp tục triển khai đồng loạt nhiều hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cho người dân ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng.

Ông Hồ Văn Thành, Phó Trưởng phòng Chính sách và Tuyên truyền- Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, cho biết: Trong thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành tập trung đẩy mạnh các nhiệm vụ được giao về PBGDPL cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, các thôn, xã ở khu vực biên giới. Hình thức tuyên truyền đa dạng, từ các buổi tập huấn kết hợp hội nghị tuyên truyền pháp luật cho người dân, lắp đặt pano tuyên truyền, chiếu phim ảnh liên quan đến một số vấn đề pháp luật; tập huấn cho những già làng, Người có uy tín, lực lượng báo cáo viên thường xuyên để từ đó nâng cao khả năng PBGDPL đến với người dân.

Theo ông Thành, dựa trên đặc thù của bà con đồng bào miền núi ở Quảng Nam, Ban Dân tộc tỉnh cũng như các đơn vị liên quan, tập trung vào các nhóm tuyên truyền chủ yếu như: Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong đồng bào DTTS; Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS; Tuyên truyền pháp luật về phát triển KT-XH các xã biên giới đất liền và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên địa bàn tỉnh; Tuyên truyền vận động bà con xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại mà phải tự lực vươn lên thoát nghèo; Tuyên truyền, vận động đồng bào cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước ta…

Đồng bào DTTS dự lớp tập huấn phổ biến giáo dục pháp luật
Đồng bào DTTS dự lớp tập huấn phổ biến giáo dục pháp luật

Cụ thể, đối với Đề án Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong đồng bào DTTS, với kinh phí 450 triệu đồng, Ban Dân tộc đã tổ chức hơn 30 hội nghị tuyên truyền với hàng hơn 1.000 đại biểu tại các thôn vùng DTTS. In ấn và phát hành 6.632 tờ gấp. Lắp đặt nhiều tấm pano tuyên truyền Đề án Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS trên địa bàn các xã La Dê, Đắc Tôi, Đắc Pre và thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang. Ngoài ra, Ban còn phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phóng sự, video tuyên truyền trên phương tiện truyền thông.

Đối với Đề án hỗ trợ bình đẳng giới ở vùng DTTS, Ban Dân tộc đã tổ chức được hàng chục hội nghị tuyên truyền với hàng trăm đại biểu tại các thôn của xã Trà Tập và Trà Don, huyện Nam Trà My và tại các thôn của ở xã Cà Dy và Tà Pơơ, huyện Nam Giang. In ấn và phát hành hàng ngàn tờ gấp. Bên cạnh đó, tổ chức xây dựng các video tuyên truyền, các phóng sự về bình đẳng giới để công chiếu cho người dân xem. Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh còn thực hiện các biện pháp tuyên truyền bằng hình thức trực tiếp, gián tiếp thông qua phim ảnh và các chương trình hội thảo về vấn đề chống bạo lực gia đình đối với người dân ở vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.

Góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân

Bà Hồ Thị Tuyết Vân, Chánh Thanh tra, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, cho biết: Vừa qua, Ban đã tổ chức nhiều Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền chính sách dân tộc, PBGDPL cho đồng bào DTTS tại các huyện miền núi như: Tây Giang, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang… Tại các Hội nghị, các báo cáo viên đã trình bày, phổ biến nội dung Hiến pháp, các luật, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách dân tộc liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật; các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung chính sách, pháp luật về: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các văn bản chính sách về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và về thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.

Hình thức tuyên truyền pháp luật đối với người dân vùng DTTS được tổ chức đa dạng, từ trực tiếp kết hợp với phat tờ rơi, trình chiếu phim ảnh.
Hình thức tuyên truyền pháp luật đối với người dân vùng DTTS được tổ chức đa dạng, từ trực tiếp kết hợp với phát tờ rơi, trình chiếu phim ảnh.

Thực tế những năm qua, bằng nhiều hoạt động tuyên truyền, đặc biệt là phát huy vai trò của các già làng, Người có uy tín trong cộng đồng, người dân tại các địa phương miền núi từng bước nâng cao nhận thức, cùng góp tiếng nói vào nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ bình yên cuộc sống. Sau thời gian tuyên truyền, hàng trăm lượt người dân tình nguyện giao nộp vũ khí, cam kết cùng chính quyền không sử dụng chất gây nổ, xung điện; không săn bắt thú rừng, không đòi “của hồi môn” trong cưới hỏi, đặc biệt là giảm hẳn tình trạng TH&HNCHT. Nếu như năm 2015, trên địa bàn các huyện miền núi có 266 trường hợp tảo hôn thì đến năm 2022, chỉ còn 84 trường hợp tảo hôn, không có trường hợp HNCHT.

Ông A Lăng Bhoong ở thôn Aroong, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang chia sẻ: Được tham dự lớp tập huấn tuyên truyền pháp luật từ các cấp chính quyền, mình được hiểu rõ hơn về tác hại của tảo hôn, bạo lực gia đình trong đời sống hiện nay. Đồng thời, ông cũng phần nào hình dung được ý nghĩa to lớn từ những chính sách mà Nhà nước đã ưu tiên cho người đồng bào. Qua đó, ông sẽ truyền đạt lại cho con cháu, những người xung quanh về việc tuân thủ pháp luật, không được thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

Còn ông Nguyễn Thành Thiện, cán bộ Phòng Tư pháp huyện Đông Giang, cho biết: Trước đây tình trạng tảo hôn ở huyện Đông Giang cũng nhiều, trong những năm gần đây, nhờ được tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật nên đã giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, một số phong tục lạc hậu được hạn chế, một số phong tục trong cưới hỏi của người đồng bào. Địa phương cũng tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình; chống bạo lực trẻ em. Hình thức tuyên truyền chủ yếu là bằng hình thức trực tiếp. Bên cạnh đó còn được thực hiện qua các hội thảo, kết hợp tuyên truyền pháp luật cho người dân. Địa phương cũng tăng cường cấp phát tờ rơi, trình chiếu phóng sự, phim ảnh, pano… bên cạnh việc tuyên truyền trực tiếp để đạt được hiệu quả cao hơn.

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức phổ biến pháp luật cho người dân vùng DTTS.
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức phổ biến pháp luật cho người dân vùng DTTS.

Ông Alăng Mai, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho hay: Cùng với chú trọng đưa thông tin về các chính sách mới của Trung ương, của tỉnh đến với người dân miền núi, những năm qua, đơn vị mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đồng thời tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dân tộc cấp xã, cấp huyện… Thông qua các đợt tuyên tuyền, tình trạng vi phạm pháp luật vùng đồng bào DTTS có xu hướng giảm dần, nhất là trong bình đẳng giới, bạo lực gia đình, TH&HNCHT…

“Thời gian tới, bên cạnh tăng cường công tác PBGDPL và tuyên truyền vận động về chính sách dân tộc cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, chúng tôi tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên truyền đảm bảo về phẩm chất, năng lực chuyên môn và am hiểu tâm lý, tập quán của đồng bào DTTS. Trên cơ sở đổi mới và đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên tuyền, chúng tôi sẽ lựa chọn các giải pháp phù hợp và trọng tâm, đảm bảo mục tiêu ngăn ngừa, giảm thiểu vi phạm pháp luật trong cộng đồng DTTS”, ông Mai nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS tỉnh Nghệ An “Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”

Đồng bào các DTTS tỉnh Nghệ An “Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”

“Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, là phương châm hành động trong suốt giai đoạn 2019 - 2024 của đồng bào các DTTS ở Nghệ An khi thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III cấp huyện, năm 2019. Tinh thần này đã khơi dậy và lan tỏa ý chí tự lực, tự cường trong mỗi người dân, toàn hệ thống chính trị... cùng nhau xây dựng gia đình, thôn bản ngày càng phát triển.