Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Quảng Ngãi: Dấu ấn giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS

H.Trường - 11:03, 27/11/2024

So với số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở các huyện miền núi Quảng Ngãi đến nay đã giảm trung bình từ 10 -12%, cá biệt có địa phương như huyện Minh Long và Trà Bồng giảm gần 15% -20% tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2018. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của chính quyền và người dân, phải kể đến các nguồn lực đầu tư, chính sách hỗ trợ đến từ Trung ương và địa phương. Để tiếp tục giảm nghèo bền vững, trên cơ sở

Giảm nghèo rõ rệt

Theo Ban Dân tộc Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh có hơn 200.000 người DTTS, chiếm 14,1% dân số toàn tỉnh; trong đó chiếm đa số là đồng bào Hrê và Co. Các DTTS sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng cao của tỉnh, với 61 xã và 8 thôn, thuộc 5 huyện miền núi là Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và 3 huyện đồng bằng là Bình Sơn, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành. Trong đó, có 10 xã đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, 1 xã khu vực II, 50 xã khu vực III và có 241 thôn đặc biệt khó khăn.

Các điều tra viên thu thập thông tin tại hộ dân
Các điều tra thu thập thông tin về tình hình kinh tế tại hộ dân

So với năm 2019, đến nay vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã phát triển vượt bậc, toàn diện. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh tính đến cuối năm 2023 còn 24,2% và hộ cận nghèo khoảng 12%. Kết quả này có được từ sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân trong toàn tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của cộng đồng DTTS ở địa phương.

Bên cạnh nguồn lực hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào thi đua “vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo nắm bắt kỹ thuật và tạo việc làm nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững.

Không những vậy, các chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả; qua đó giúp cho công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đạt được những kết quả tốt; bình quân từ từ năm 2020 đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện miền núi giảm 4,99% mỗi năm.

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS lần III năm 2019, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 50.300 hộ DTTS, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 35,5% (với gần 17.900 hộ). Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và người dân, đến cuối năm 2023 giảm còn 24,2% hộ nghèo. Trong đó, các huyện miền núi của tỉnh đều có tỷ lệ hộ nghèo giảm ấn tượng so với cuộc điều tra năm 2019, như Ba Tơ giảm gần 9%, Sơn Tây giảm hơn 13%; Trà Bồng giảm gần 20%; Minh Long giảm gần 15% so với năm 2018…

Theo UBND huyện Minh Long, từ nguồn lực các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2022 – 2024 là hơn 117 tỷ đồng, địa phương đã triển khai thực hiện nhiều dự án, tiểu dự án của chương trình để đầu tư nâng cấp và sửa chữa 44 công trình thiết yếu, như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa, nước sạch…; hỗ trợ 13 dự án phát triển sản xuất cộng đồng cho 153 hộ; hỗ trợ vay vốn làm nhà ở cho gần 50 hộ theo Nghị định 28 của Thủ tướng Chính phủ…

Việc điều tra thu thập thông tin 53 DTTS lần thứ III năm 2024 đảm bảo chất lượng, chính xác là cơ sở để các cấp chính quyền xây dựng chính sách dân tộc thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế
Việc điều tra thu thập thông tin 53 DTTS lần thứ III năm 2024, đảm bảo chất lượng, chính xác là cơ sở để các cấp chính quyền xây dựng chính sách dân tộc thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo nhất là ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giảm theo từng năm, năm 2021 toàn huyện có 25,5% hộ nghèo thì đến cuối năm 2024 giảm còn 11,04%. Riêng tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh năm 2021 là 1.145 hộ chiếm gần 22%, ước đến cuối năm 2024 giảm còn 552 hộ, chiếm 10,4%... Từ năm 2021 đến nay, Minh Long không có hộ tái nghèo.

Nhiều chỉ số thay đổi ấn tượng

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế -xã hội 53 DTTS năm 2019, toàn tỉnh Quảng Ngãi, với tỷ lệ Trạm Y tế có bác sỹ năm 2019 chỉ 90%, nhưng đến năm 2023, đã nâng lên 100%. Nhờ đó, chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS được tăng lên đáng kể. Mạng lưới y tế vùng đồng bào DTTS từng bước được cũng cố và phát triển. công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân về các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh, phát hiện những dấu hiệu bất thường để đến khám chữa bệnh được đảm bảo.

So với cuộc điều tra 53 DTTS lần III năm 2019, công tác đào tạo nguồn nhân lực có những chuyển biến tích cực , trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được tăng lên. Trong giai đoạn 2020 – 2023, số học sinh, sinh viên vùng DTTS tham gia học nghề các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới 3 tháng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là gần 5.500 người. Nếu trong năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 50%, thì đến nay đã tăng lên gần 65%, từ đó giải quyết việc làm cho khoảng 6.500 lao động.

So với năm 2019, đến cuối năm 2023, tỷ lệ xã, thị trấn có nhà văn hóa là 75%, tăng 10% so với 5 năm trước. Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả. Các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của đồng bào được giữ gìn và phát huy; đời sống tinh thần, sinh hoạt cộng đồng của đại đa số nhân dân đồng bào các DTTs ở miền núi được quan tâm phát huy. Các nghệ nhân được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ để gìn giữ, lưu truyền các làng nghề, nét văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ đồng bào DTTS ở miền núi QUảng Ngãi đã vươn lên thoát nghèo
Nhờ các dự án hỗ trợ qua các mô hình sinh kế của Nhà nước, nhiều hộ đồng bào DTTS ở miền núi QUảng Ngãi đã vươn lên thoát nghèo

Cũng tại thời điểm điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2019, ở Quảng Ngãi, vùng đồng bào DTTS có khoảng 36.300 người sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (chiếm 71,1%), nhưng đến nay, nhờ sự hỗ trợ các chương trình, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS, tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đã lên hơn 91%. 

Ngoài ra, việc đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi được quan tâm đầu tư. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được nhựa hóa, cứng hóa; 94,8% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 96% thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế, trường học được kiên cố hóa; 100% xã có điện lưới quốc gia…

Ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: Sau 5 năm (2019 -2024) tăng cường triển khai các chính sách, chủ trương dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, đến nay tình hình kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi đã có nhiều khởi sắc và chuyển biến tích cực. Bộ mặt nông thôn mới vùng đồng bào DTTS có nhiều đổi mới, tốc độ phát triển kinh tế đạt và vượt chỉ tiêu, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu so với năm 2019.

“Nổi bật nhất là kết cấu hạ tầng hạ tầng được đầu tư nâng cấp đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân; công tác phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu được thực hiện có hiệu quả; mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo được phát triển rộng khắp. Trình độ nhận thức của đồng bào DTTS ngày càng nâng lên; các giá trị đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào ngày càng phát triển…”, ông Thịnh cho biết thêm.