Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Quảng Ninh: Áp dụng công nghệ đèn LED trong khai thác thuỷ sản

Nghĩa Hiệp - 15:38, 19/05/2020

Công nghệ đèn LED đang dần thay thế dàn đèn Siu truyền thống trên các tàu đánh cá ở tỉnh Quảng Ninh. Nhờ tính linh hoạt, dễ sử dụng, cùng nhiều ưu điểm vượt trội, việc sử dụng đèn LED không chỉ giúp ngư dân tiết kiệm chi phí mỗi chuyến ra khơi, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển, phát triển bền vững kinh tế biển.

Một chiếc tàu đánh bắt thủy sản xa bờ của ngư dân Quảng Ninh. Ảnh TL
Một chiếc tàu đánh bắt thủy sản xa bờ của ngư dân Quảng Ninh. Ảnh TL

Là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, Quảng Ninh có số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản khá lớn. Đến nay, số lượng tàu khai thác xa bờ có chiều dài cơ sở từ 15m là gần 300 tàu. Tất cả đều trang bị đèn Siu (còn gọi là đèn cao áp), có công suất rất lớn; thời gian bật, tắt đèn mất từ 15 - 20 phút, tiêu tốn nhiên liệu, ánh sáng không tập trung, có nhiều tia UV, tia hồng ngoại gây hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ các thuyền viên trong quá trình sử dụng; tốn kém kinh phí do phải sử dụng nhiều đèn/tàu…

Để khắc phục những hạn chế nói trên, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế trong đánh bắt thủy sản, các tàu khai thác xa bờ đã tìm hướng thay thế đèn truyền thống bằng đèn LED.

Ông Đỗ Văn Thành, ngư dân phường Tân An, thị xã Quảng Yên chia sẻ: “Đối với đèn LED, chi phí lắp đặt ban đầu từ 1 tỷ-1,5 tỷ đồng (cao hơn 2 lần so với đèn Siu). Tuy nhiên, sau hơn 1 năm sử dụng, tôi nhận thấy đèn LED đã mang lại rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm 80% năng lượng; độ bền cao... Kể từ khi sử dụng đèn LED, mỗi tháng tôi tiết kiệm được 12 - 15 triệu đồng tiền dầu”.

Ông Nguyễn Khắc Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh cho biết: Không chỉ tiết kiệm chi phí, việc sử dụng đèn LED cũng giúp ngư dân đem lại hiệu quả hơn về sản lượng đánh bắt từ 30 - 40%. Theo tính toán của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, đèn LED có ánh sáng tập trung, dễ thu hút cá hơn so với đèn Siu, nguồn nguyên liệu sử dụng cho đèn LED tiết kiệm 180 lít dầu đốt một đêm so với tàu sử dụng đèn Siu, tương đương với việc giảm 540kg khí thải ra môi trường xung quanh.

Quảng Ninh đang trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, việc ứng dụng đèn LED vào khai thác thuỷ sản trên địa bàn sẽ mang lại những cải thiện rõ rệt về môi trường, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội toàn diện khu vực kinh tế biển, đảo. 

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.