Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Quảng Ninh: Hóa giải những thách thức, đưa các xã, thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn

PV - 18:19, 01/08/2019

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Tuy nhiên, theo báo cáo giám sát của Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thì khoảng cách chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào DTTS, miền núi với vùng thành thị còn rất lớn. Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã ĐBKK năm 2018 còn cao gấp 12 lần mức trung bình toàn tỉnh; nhiều xã, thôn mặc dù đã thoát khỏi diện ĐBKK, nhưng các tiêu chí mới chỉ ở mức vừa đủ đạt, thiếu tính bền vững.

Trưởng ban Dân tộc Quảng Ninh- Vũ Kiên Cường trả lời những vấn đề đại biểu HĐND tỉnh quan tâm, trong đó có vấn đề xóa đói giảm nghèo vùng DTTS, miền núi, vùng ĐBKK. Trưởng ban Dân tộc Quảng Ninh- Vũ Kiên Cường trả lời những vấn đề đại biểu HĐND tỉnh quan tâm, trong đó có vấn đề xóa đói giảm nghèo vùng DTTS, miền núi, vùng ĐBKK.

Kết quả vượt bậc được khẳng định

Ông Vũ Kiên Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh có 113/186 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi, trong đó có 17 xã và 54 thôn thuộc diện ĐBKK theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm ban hành, thực hiện đầy đủ và rất quyết liệt tất cả các chính sách dân tộc theo đúng chỉ đạo của Trung ương, phù hợp với thực tiễn của tỉnh.

Đặc biệt, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 50/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 về “bố trí nguồn lực đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “nhiệm vụ giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” (gọi tắt là Đề án 196).

Đề án 196 xác định mục tiêu rất rõ ràng và lộ trình cụ thể hàng năm, để đến năm 2020 đưa tất cả các xã, thôn ĐBKK của tỉnh ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành Chương trình 135. Theo đó, mức hỗ trợ, đầu tư vượt trội (mỗi xã cao hơn khoảng 7 lần mức bình quân chung theo cơ chế Chương trình 135 hiện nay của Trung ương). Đây là cách làm riêng của tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện Chương trình 135 đối với địa bàn ĐBKK.

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 50 của HĐND tỉnh, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Đề án 196 (từ năm 2017 đến tháng 2/2019) là 1.199,170 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cho địa bàn ĐBKK.

Đến nay, 100% xã ĐBKK có đường ô tô được cứng hoá đến trung tâm xã; đường giao thông đến các thôn ĐBKK cơ bản đã được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới; 17/17 xã có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% số hộ dân ở các xã, thôn ĐBKK được sử dụng điện lưới quốc gia và điện năng lượng mặt trời; trên 92,8% số hộ dân tại xã, thôn ĐBKK được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...

Đặc biệt, trong 2 năm 2017- 2018,  toàn tỉnh đã có 5.474 hộ thoát nghèo, trong đó tại địa bàn 17 xã, 54 thôn ĐBKK số hộ nghèo đã giảm 3.661 hộ, chiếm 66,88% số hộ nghèo trong toàn tỉnh. Đáng chú ý đã trên 400 hộ tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.

Ông Nguyễn Xuân Ký- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khẳng định quyết tâm của tỉnh là phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo của Quảng Ninh và chênh lệch khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn thấp hơn so với mức bình quân cung của cả nước. Ông Nguyễn Xuân Ký- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khẳng định quyết tâm của tỉnh là phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo của Quảng Ninh và chênh lệch khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn thấp hơn so với mức bình quân cung của cả nước.

Hóa giải những thách thức

Quảng Ninh đặt mục tiêu trong năm 2019 đưa 12 xã và 18 thôn còn lại ra khỏi diện ĐBKK, phấn đấu hoàn thành Chương trình 135 trước 1 năm so với Nghị quyết của HĐND tỉnh và lộ trình Đề án 196 đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, hiện  khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các xã ĐBKK với vùng nông thôn của tỉnh còn khá lớn (thu nhập bình quân đầu người tại các xã, thôn ĐBKK là 22,16 triệu đồng/người/năm,  bằng 57,56% thu nhập các xã vùng nông thôn) và mới bằng 1/6 so với thu nhập chung của toàn tỉnh.

Tỷ lệ hộ DTTS nghèo và tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn ĐBKK còn cao, cuối năm 2018 tỷ lệ hộ DTTS nghèo là 2.125 hộ, chiếm 50,02% tổng số hộ nghèo của cả tỉnh. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo ở 17 xã và 54 thôn ĐBKK là 15,44%, cao gấp 12 lần tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh, việc thoát nghèo của một số hộ dân chưa thực sự bền vững.

Nhằm hóa giải những khó khăn, thách thức, đảm bảo tính bền vững của Đề án 196, nhất là sau khi Nghị quyết số 50 của HĐND hết hiệu lực vào năm 2020, ông Vũ Kiên Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất, thực hiện nhiều giải pháp đặc thù để đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK.

Trong đó, Ban Dân tộc Quảng Ninh sẽ phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, xây dựng đề án, cơ chế, chính sách đặc thù tiếp tục hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đối với các xã, thôn mới hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK và các xã biên giới gắn với thực hiện Đề án “hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã ĐBKK khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018.

Ban Dân tộc tỉnh đề nghị UBND các địa phương đánh giá kết quả, tiếp tục nhân rộng các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất đã và đang phát huy hiệu quả, tìm kiếm và áp dụng các mô hình mới, coi đây là một trong các giải pháp trọng tâm để thoát nghèo bền vững cho đồng bào. Đặc biệt, có lộ trình, giải pháp cụ thể hỗ trợ 2.125 hộ đồng bào DTTS thoát nghèo.

Đồng thời, Ban dân tộc Quảng Ninh cũng tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xem xét cho duy trì một số chính sách an sinh xã hội hỗ trợ đối với các xã, thôn mới thoát khỏi Chương trình 135 và diện ĐBKK (trong khoảng 2 đến 3 năm đầu) như : hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân, hỗ trợ học phí, tiền ăn bán trú cho học sinh...  

Ông Nguyễn Xuân Ký, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh: "Tỉnh Quảng Ninh thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững, gắn kết việc tăng trưởng nhanh với đảm bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, giảm khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo của Quảng Ninh và chênh lệch khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước...

XUÂN PHÚ

Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.