Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quảng Trị: Mang sách và lan tỏa văn hóa đọc lên vùng cao, biên giới

Khánh Ngân - 06:32, 05/04/2024

Sáng 4/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã tổ chức phát động chương trình “Sách và văn hóa đọc biên giới vùng cao” năm 2024.

(tin) Quảng Trị: Mang sách và lan toản văn hóa đọc lên biên giới, vùng cao
Học sinh, Đoàn viên thanh niên các xã vùng biên huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) say sưa đọc sách trong buổi lễ phát động chương trình

Chương trình được tổ chức tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). “Sách và văn hóa đọc biên giới vùng cao” năm 2024 có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với đồng bào các DTTS, Nhân dân sống ở vùng biên giới. Đồng thời thể hiện sự chung tay, tinh thần trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn trong việc lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng Nhân dân ở vùng biên. 

Qua các đầu sách, đồng bào được tiếp cận thông tin, tri thức để nâng cao sự hiểu biết và phong phú về tâm hồn. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức đã bàn giao 31 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng núi, vùng đồng bào DTTS; bàn giao sách và triển khai xây dựng 9 “phòng đọc biên giới” cho các Đồn Biên phòng; tặng 16 tủ sách cho các trường học trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.