Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Quảng Trị: Hơn 170 thôn bản vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn thiếu nước sạch

Khánh Ngân - 08:20, 05/03/2024

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị, đến đầu năm 2024, toàn tỉnh có 172 thôn bản vùng DTTS vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang thiếu nước ngọt, nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất.

Đồng bào ở vùng cao huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đi lấy nước ở khe về sử dụng. (Ảnh minh họa)
Đồng bào ở vùng cao huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đi lấy nước ở khe về sử dụng. (Ảnh minh họa)

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận thông tin, tổng hợp danh sách từ UBND các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh và huyện đảo Cồn Cỏ báo cáo tình trạng thiếu nước ngọt và nước sạch. Hiện tại, cả 5 địa phương kể trên đều vẫn còn những khu vực thiếu nước ngọt, nước sạch. Trong đó, huyện Hướng Hóa và Đakrông là hai địa phương có nhiều thôn vùng khó thiếu nước ngọt, nước sạch nhất.

Theo đó, đến thời điểm hiện tại toàn huyện Hướng Hóa có 94 thôn thuộc 14 xã khu vực III; 5 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 4 xã gồm: Tân Hợp, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành và thị trấn Khe Sanh đang thiếu nước ngọt, nước sạch.

Còn tại Huyện Đakrông, hiện tại có 56 thôn thuộc vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn đang thiếu nước ngọt, nước sạch. Trong đó có 55 thôn thuộc 10 xã khu vực III và 1 thôn đặc biệt khó khăn nằm trên địa bàn xã Ba Lòng.

Cũng theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị, thì huyện Gio Linh còn 9 thôn thuộc xã Linh Trường, là xã khu vực III đang thiếu nước ngọt, nước sạch. Huyện Vĩnh Linh có 6 thôn thuộc 2 xã khu vực II và 2 thôn đặc biệt khó khăn nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hà thiếu nước ngọt và nước sạch. 

Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.