Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Quốc hội tiến hành Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Giao thông

Hoàng Quý - 08:45, 10/06/2022

Sáng 9/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn về Nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực Giao thông. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể chịu trách nhiệm trả lời chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp

Mở đầu phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ các nội dung chất vấn thuộc Nhóm vấn đề thứ 4, gồm: Tiến độ, chất lượng và công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc. Công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng các công trình giao thông được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Thực trạng và giải pháp xử lý các tồn đọng trong đầu tư, khai thác, kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT.

Sớm sửa chữa hư hỏng đường bộ

Trả lời câu hỏi về vấn đề bất cập trong quy trình sửa chữa hư hỏng nhỏ trên đường bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, hiện nay, quy trình sửa chữa vẫn còn phải lập dự án đầu tư và được phê duyệt theo thủ tục đầu tư công bình thường. Bộ trưởng cho rằng hiện nay vẫn chưa có quy trình riêng, mà áp dụng quy trình chung để sửa chữa tuyến đường, dẫn tới việc sửa chữa còn chậm, chưa kịp thời. Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu, phối hợp với các bộ, ngành để có hướng xử lý xác đáng.

Về giải pháp giải quyết những khó khăn sẽ phát sinh trong thời gian tới để bảo đảm thực hiện mục tiêu xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021 - 2015, Bộ trưởng Nguyên Văn Thể cho biết, sắp tới sẽ triển khai khoảng 2.000 km, hiện nay đã hoàn thành hơn 1.200 km, như vậy hết nhiệm kỳ này có thể triển khai xong khoảng 4.000 km. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do dự án rải rác ở nhiều tỉnh không phải tập trung một tỉnh, nên địa phương cần tập trung toàn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, cố gắng làm nhanh nhất để có điều kiện thi công. Chính phủ đã chỉ đạo và thường xuyên tổ chức các cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể

Bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế giữa các vùng, miền

Về việc triển khai thực hiện các tuyến đường cao tốc đang còn mất cân đối giữa các vùng, miền, Bộ trưởng cho biết, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương liên quan đang tập trung triển khai quyết liệt các dự án, công trình giao thông trọng điểm như: Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, đúng như một số đại biểu đã chỉ ra, trong danh sách bổ sung các tuyến cao tốc vào quy hoạch này, khu vực phía Bắc vẫn được ưu tiên với chiều dài chiếm gần 2/3, còn lại là khu vực phía nam và miền Trung, Tây Nguyên.

Để khắc phục tình tình trạng “lệch pha” trong đầu tư cao tốc hiện nay, Bộ trưởng cho biết, vừa qua một số tuyến cao tốc phía Nam đã được phê duyệt, mạng lưới đường bộ cao tốc trong quy hoạch đã được đánh giá, cân đối kỹ lưỡng về điều kiện khu vực, bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế giữa các vùng, miền. Hy vọng rằng với các quy hoạch điều chỉnh thì mạng lưới đường bộ cao tốc tại khu vực miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn thiện hơn, nâng cao tính hấp dẫn khi thu hút đầu tư các tỉnh, thành trong khu vực….

Tránh ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Về giải pháp triển khai một số dự án đường xuyên rừng quốc gia, rừng tự nhiên mà không làm ảnh hưởng lớn đến rừng và môi trường sinh thái, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, Bộ có nhiều giải pháp, đã được ứng dụng trong việc xây dựng Đường Hồ Chí Minh xuyên qua rừng Cúc Phương. Có thể thực hiện làm đường trên cao, hoặc để tiết giảm chi phí hơn thì làm đường chừa nhiều cầu, hầm để thú rừng có thể đi lại, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết, cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế bảo vệ rừng sinh thái, rừng đặc dụng. Bộ trưởng nhấn mạnh, việc làm đường qua rừng đặc dụng là bất khả kháng mới phải làm, sẽ hết sức tránh để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm các yêu cầu của các tổ chức quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.