Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Quy trình nuôi cá kèo hiệu quả

PV - 11:05, 14/06/2022

Cá kèo là một trong những loài thủy sản đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cá kèo tuy không phải là đối tượng dễ nuôi nhưng đã có nhiều hộ nuôi rất thành công, cho lợi nhuận khá. Sau đây là quy trình nuôi cơ bản mà người nuôi cần nắm rõ để vận dụng vào điều kiện thực tế cho kết quả như mong muốn.

Cá kèo là một trong những loài thủy sản đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Cá kèo là một trong những loài thủy sản đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Thời vụ nuôi

Do nguồn giống phụ thuộc vào sự đánh bắt tự nhiên nên mùa vụ nuôi cá kèo phụ thuộc rất lớn vào mùa cá giống. Thông thường, cá giống xuất hiện từ tháng 3-7 (từ 5-9 âm lịch) nên mùa vụ nuôi của cá kèo cũng tập trung vào những tháng đó.

Chuẩn bị ao nuôi

Diện tích ao nuôi từ 1000m2 trở lên để cá kèo có đủ diện tích hoạt động. Xây dựng nhiều ao nuôi thay vì 1 ao lớn để dễ chăm sóc và quản lý hơn. Độ sâu ao nuôi tối thiểu 1,5m và phải cao hơn mức triều cường 0,5m. Bờ ao ngăn cách tối thiểu 3m. 

Vị trí ao nuôi đặt ở vùng gần nguồn nước, nguồn thức ăn. Giăng lưới xung quanh bờ ao để tránh các dị vật rớt vào ao nuôi như lá cây, rác thải.

Trước khi bắt đầu vụ nuôi, bà con nên cải tao ao nuôi theo trình tự: tháo cạn hết nước ao nuôi -> sên vét sình -> phơi đáy ao -> cải tạo từ 4 - 5 ngày. Bón vôi từ 10 - 15kg/100m2 kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học trong thủy sản để ổn định phèn, pH và tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Sau khi cải tạo hoàn thiện, thời gian đầu cấp nước vào ao khoảng 0.35m và tiến hành thả giống, tăng dần lượng nước từ 20 - 30cm sau mỗi lần cấp và đạt dao động từ 30 - 40cm/tháng, sau đó nâng lên 1.2m hoặc cao hơn.

Chọn giống và mật độ thả

Kích cỡ cá giống: Nên chọn cá giống khoảng 3 – 5cm hoặc 4 – 6cm, cá giống ương nuôi trong ao là tốt nhất vì sẽ có kích cỡ đồng đều hơn, khoẻ hơn vì đã thích nghi với điều kiện trong ao. Chọn cá khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không bị nhiễm bệnh, màu sắc tươi sáng, có nhiều nhớt.

Mật độ thả nuôi: Tuỳ theo điều kiện ao, khả năng quản lý chăm sóc và cỡ cá, có thể thả nuôi với mật độ 30 – 60 con/m2, trung bình 50 con/m2. Nếu cỡ cá nhỏ (3cm) nên thả mật độ cao hơn so với cỡ cá lớn (5 – 6cm) để trừ hao hụt trong khi nuôi. Nếu điều kiện quản lý và kiểm soát chất lượng nước chủ động, có thể tăng mật độ nuôi lên cao hơn 60 con/m2.

Quy trình nuôi cá kèo hiệu quả

Cá kèo là loài cá ăn tạp thiên về thực vật, trong ống tiêu hóa của cá kèo chủ yếu là tảo khuê (83,1%), tảo lam (1,9%) và mùn bã hữu cơ (14,9%), ngoài ra còn xuất hiện một số loài phù du như Copepoda (0m06%) và Cladocera (0,03%).

Thức ăn chủ yếu trong nuôi cá kèo thương phẩm là thức ăn công nghiệp dạng viên, loại thức ăn tự chế được phối trộn giữa cám và thức ăn của tôm sú theo tỉ lệ 10:1, hoặc cám:thức ăn cá da trơn theo tỉ lệ 2:1,…

Khi cá còn nhỏ cho thức ăn chìm dạng bột, cám mịn (40% đạm). Khi cá lớn có thể cho ăn dạng nổi (38% đạm). Từ giữa tháng thứ 2 trở đi cá giống ăn rất mạnh do đây là giai đoạn phát triển của cá và sau tháng thứ 3 cá ít ăn do đã tích lũy đủ năng lượng và có xu hướng bơi ra khỏi ao.

Ngoài ra, trong thời gian nuôi nên bổ sung thêm các men tiêu hóa trong thức ăn nhằm kích thích cá ăn nhiều và tiêu hóa tốt hơn, đồng thời bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi cá đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm tự nhiên.

Để tránh gây sốc cho cá, mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước trong ao và định kỳ 7 - 10 ngày thay một lần. Bón vôi trên bờ ao và hòa tan vào nước để tạt xuống ao khi trời mưa lớn.

Nước ao cũng cần được chủ động điều chỉnh tăng cao hoặc giảm thấp phù hợp với các giai đoạn phát triển của cá nuôi. Giai đoạn hai tuần đầu mới thả cá giống, mực nước ao cần đạt 0,4 – 0,5 m, sau đó tiếp tục dâng từ từ, mỗi tuần cao hơn 0,2 m cho đến khi mức nước đạt tốt đa.

Cần theo dõi mực nước hàng ngày, kiểm tra các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá của nước ao như nhiệt độ nước, pH, độ trong, độ mặn. Kiểm tra bờ và cống ao đề phòng bờ bị rò rỉ do cua còng đào hang, lưới chắn bị thủng (do bị mục hoặc cua còng kẹp làm rách lưới). Vào mùa mưa, độ mặn nguồn nước cấp và nước trong ao có xu hướng giảm dần, chú ý độ mặn của nước cấp cho ao phải tương đương hoặc không quá chênh lệch với độ mặn nước ao để tránh cá bị sốc. Độ mặn của nước ao nuôi cá bống Kèo, dù vào mùa mưa cũng không nên để quá thấp dưới 30‰. Định kỳ mỗi tuần thay nước 1 lần, mỗi lần khoảng 30% lượng nước ao. Nếu nước ao bị nhiễm bẩn, màu nước xanh quá đậm hoặc chuyển màu nâu, có mùi hôi thì cần phải thay ngay nước mới trong sạch.

Theo dõi tình trạng của cá trong ao để kịp thời xử lý. Kết hợp bổ sung vitamin C, premix và men tiêu hóa để phòng bệnh cho cá. Định kỳ sử dụng vi sinh xử lý Amoniac và NO2 để xử lý khí độc phát sinh trong ao giúp môi trường nuôi cải thiện hơn.

Trong quá trình nuôi, có nhiều loài địch hại săn bắt và ăn thịt cá bống kèo như chim cồng cộc, rắn nước biển (con đẻn), cá nâu, cá rô phi, cá bống mọi, bống cát… Để phòng trừ địch hại, khâu quan trọng khi cải tạo ao là phải tìm diệt hết mọi cá tạp, cá dữ, khi lấy nước vào ao lúc cấp nước lần đầu hoặc các lần thay nước định kỳ, phải chắn lọc kỹ, không để cá nâu và rô phi, bóng mọi, bóng cát nhỏ lọt vào ao qua đường cấp nước. Đối với chim cồng cộc, nên đặt các bù nhìn trên bờ ao hoặc treo dây ngang dọc trên mặt ao có gắn các ống bơ (lon) sữa bò nhằm tạo ra tiếng kêu để xua đuổi chim. Có thể dùng ná (giàng thun) để bắn chim và đuổi chim cũng có hiệu quả.

Bên cạnh đó, nếu cá mắc bệnh đường ruột và gan thì nên sử dụng Vitamin C, men vi sinh, Amox,… kết hợp thay nước sẽ đạt hiệu quả 5%0 - 60%, còn những bệnh khác thì bổ sung Vitamin và khoáng.

Thu hoạch

Sau từ 3-5 tháng nuôi có thể xuất bán. Thu hoạch cá kèo vào buổi xế chiều hoặc tối. Xả bớt 40% lượng nước trong ao trước khi thu hoạch. Dùng lưới kéo phủ lên bề mặt ao, rồi kéo lưới về một điểm cố định, sau đó sử dụng dụng cụ vớt cá lên bồn chứa để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Sau khi đã vớt tương đối hết cá ra khỏi ao, xả bớt nước thêm 1 lần nữa để dễ thu hoạch hết lượng cá còn lại. Cá kèo xuất bán có trọng lượng từ 30-40 gram/con, tùy vào thời điểm giá bán giao động trong khoảng 60-120 nghìn/kg.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.