Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Rà soát, đánh giá tình hình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

NA (T/h) - 20:32, 11/03/2022

Ngày 11/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 địa phương về việc tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến với 63 địa phương
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến với 63 địa phương

Hội nghị nhằm rà soát tình hình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; chia sẻ kết quả đạt được và kinh nghiệm triển khai; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đồng thời đề xuất những nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, phát biểu của địa phương đều cho thấy quyết tâm, nỗ lực trong triển khai thực hiện chương trình mới; theo đó, tập trung bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, lựa chọn sách giáo khoa, xây dựng tài liệu giáo dục địa phương... Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 1, lớp 2 và lớp 6, việc bố trí giáo viên, biên chế lớp học, tổ chức thực hiện dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu. Với môn Khoa học tự nhiên lớp 6, các nhà trường cơ bản bố trí giáo viên tổ chức dạy học theo đúng logic của chương trình, dù ban đầu có một số khó khăn, vướng mắc.

Các bộ sách được lựa chọn đang được triển khai thuận lợi tại nhà trường; khả năng tiếp cận, nhận thức, kết quả cuối kì của học sinh đều có tiến bộ hơn so với thực hiện Chương trình 2006 ở các khối lớp tương ứng.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai chương trình mới vẫn còn những khó khăn. Phát biểu của các địa phương cho thấy, hầu hết các tỉnh đều gặp khó khăn khi thiếu nguồn tuyển giáo viên Tin học, Tiếng Anh (tiểu học, trung học cơ sở); môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) ở cấp trung học phổ thông. Nhiều nơi, đặc biệt là các địa phương vùng khó, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, thiết bị thí nghiệm còn thiếu. Một số trường chưa có phòng học bộ môn; nhiều trường thiết bị dạy học không đầy đủ, không đồng bộ do điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn của địa phương chưa thể đáp ứng.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị lãnh đạo địa phương chỉ đạo sở GD&ĐT có tham mưu tổng thể, không chỉ cho năm học 2022-2023, mà tính toán đầy đủ các phần việc cho các năm tiếp theo. Ngay từ bây giờ, các địa phương phải nhìn thấy toàn bộ vấn đề cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhiều điều kiện khác cho năm học 2024-2025 - năm triển khai ở các lớp cuối cùng.

Các cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên trong quá trình lựa chọn sách và dạy học sách giáo khoa mới, nếu phát hiện vấn đề cần sớm có ý kiến chính thống, chủ động về Bộ GD&ĐT.

Trước thực tế thiếu giáo viên của nhiều địa phương nêu ra tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ sớm có hướng dẫn chi tiết. Bộ đang tích cực làm việc với các cấp có thẩm quyền để có được chỉ tiêu; rà soát các chính sách, cơ chế để tháo gỡ vướng mắc cho tuyển dụng giáo viên. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo địa phương quan tâm, vận dụng tối đa và tổng hợp các biện pháp, từ đó có chỉ tiêu tuyển thêm, dùng ngân sách địa phương cho hợp đồng, đến bố trí dạy liên trường… để đảm bảo có giáo viên dạy các môn học trong chương trình mới.

Về việc mua sắm thiết bị dạy học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết đã giao các đơn vị chuyên môn của Bộ GD&ĐT làm việc với Bộ Tài chính để lên một khung giá thiết bị trong danh mục trang thiết bị mà Bộ quy định nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong mua sắm thiết bị dạy học, phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.