Chiếc răng được cho là của một cô gái trẻ, có tuổi đời từ 131.000 đến 164.000 năm, được phát hiện trong một hang động nhỏ gọi là "Hang rắn hổ mang". Chiếc răng này do nhà cổ sinh vật học Laura Shackelford và các cộng sự phát hiện.
Khám phá này dường như là bằng chứng hóa thạch ở cực nam của một nhóm người sơ khai được gọi là người Denisovan.
Cho đến thời điểm này, bằng chứng vật lý về người Denisovan chỉ đến từ hai địa điểm là Siberia và Tây Tạng. Người Denisovan dường như được lai với loài người và hầu hết những người gốc Á đều mang một số gen Denisovan.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications nhằm tưởng nhớ nhà khảo cổ học nổi tiếng người Lào Thongsa Sayavongkhamdy, người đã qua đời vào tháng Tư vừa qua.
Thongsa Sayavongkhamdy được ghi nhận là người mở đường cho sự công nhận các địa điểm văn hóa quan trọng của Lào như Luang Prabang, Vat Phou Champasack và Cánh đồng Chum.
Người Denisova là tên được đặt cho phần di cốt của một cá thể thuộc chi Người. MtDNA của người Denisova khác với mtDNA của người Neanderthal và con người hiện đại. Tháng 12 năm 2010, một nhóm nhà khoa học quốc tế xác định trình tự từ bộ gen nhân của nhóm này từ xương ngón tay. Theo phân tích của họ, nhóm này có cùng nguồn gốc với người Neanderthal và đã lai giống với người hiện đại (Homo Sapiens) để sinh ra tổ tiên của người Melanesia hiện đại. Một nghiên cứu cũng cho thấy người ở phía nam Trung Quốc và Đông Nam Á có chung 1% số gen với người Denisova. Điều này có nghĩa rằng người Denisova không hẳn đã tuyệt chủng, mà hậu duệ của họ (lai với người hiện đại Homo sapiens) vẫn tồn tại cho đến nay.