Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Sắc màu trong trang phục của phụ nữ người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì

Vũ Mừng - 4 giờ trước

Trang phục truyền thống của phụ nữ người Dao đỏ ở Hà Giang thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang nằm ở lưung chừng đỉnh núi Chiêu Lầu Thị thuộc dãy Tây Côn Lĩnh. Thôn có 47 hộ người Dao đỏ với 277 nhân khẩu.
Thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang nằm ở lưng chừng đỉnh núi Chiêu Lầu Thị thuộc dãy Tây Côn Lĩnh. Thôn có 47 hộ người Dao đỏ, với 277 nhân khẩu.
Tại đây, phụ nữ người Dao đỏ vẫn còn bảo tồn, gìn giữ nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Tại đây, phụ nữ người Dao đỏ vẫn còn bảo tồn, gìn giữ nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Trang phục của người Dao gồm : Khăn, mũ, áo, yếm, quần…
Trang phục của người Dao gồm: Khăn, mũ, áo, yếm, quần…
Trong trang phục của các nhóm Dao, màu cơ bản là màu xanh chàm làm nền cho các màu sắc khác. Từ màu chàm của nền vải, các nhóm Dao khác nhau chọn cho mình một số màu sắc chính. Một nhóm người Dao đã chọn màu đỏ làm màu chủ đạo.
Trong trang phục của các nhóm Dao, màu cơ bản là màu xanh chàm làm nền cho các màu sắc khác. Từ màu chàm của nền vải, các nhóm Dao khác nhau chọn cho mình một số màu sắc chính. Một nhóm người Dao đã chọn màu đỏ làm màu chủ đạo.
Đặc điểm nổi bật trên trang phục của phụ nữ Dao đỏ là trang trí nhiều hoa văn, các túm bông, tua chỉ màu đỏ ở trên khăn, cổ áo, xẻ tà, vạt áo và trên hai ống quần từ đầu gối xuống gấu.
Đặc điểm nổi bật trên trang phục của phụ nữ Dao đỏ là trang trí nhiều hoa văn, các túm bông, tua chỉ màu đỏ ở trên khăn, cổ áo, xẻ tà, vạt áo và trên hai ống quần từ đầu gối xuống gấu.
Điểm nhấn trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao đỏ là chiếc khăn đội đầu, gồm có hai loại là khăn vấn bên trong và khăn phủ bên ngoài.
Điểm nhấn trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao đỏ là chiếc khăn đội đầu, gồm có hai loại là khăn vấn bên trong và khăn phủ bên ngoài.
Theo phong tục, phụ nữ Dao đỏ mặc áo dài tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ như nẹp ngực. Riêng ở gấu vạt trước và sau, người ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc lồng vào nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong. Áo của người Dao đỏ không có khuy nên khi mặc, người vắt chéo thân bên này đè lên thân bên kia rồi buộc dây lưng ra ngoài. Dây lưng bằng vải đỏ và không có hoa văn trang trí. Quần của phụ nữ Dao đỏ luôn cùng màu với áo, gấu quần có một vài đường thêu bằng chỉ màu trắng, đỏ và vàng.
Theo phong tục, phụ nữ Dao đỏ mặc áo dài tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ như nẹp ngực. Riêng ở gấu vạt trước và sau, người ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc lồng vào nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong. Áo của người Dao đỏ không có khuy nên khi mặc, người vắt chéo thân bên này đè lên thân bên kia rồi buộc dây lưng ra ngoài. Dây lưng bằng vải đỏ và không có hoa văn trang trí. Quần của phụ nữ Dao đỏ luôn cùng màu với áo, gấu quần có một vài đường thêu bằng chỉ màu trắng, đỏ và vàng.
Bên cạnh quần áo là trang phục chính, người Dao đỏ rất thích dùng đồ trang sức như vòng cổ, túi ăn trầu, nhẫn… Với họ, ngoài làm đẹp thì việc đeo thêm đồ trang sức còn có giá trị tín ngưỡng cầu mong được thần linh phù hộ hoặc trừ tà ma.
Bên cạnh quần áo là trang phục chính, người Dao đỏ rất thích dùng đồ trang sức như vòng cổ, túi ăn trầu, nhẫn… Với họ, ngoài làm đẹp thì việc đeo thêm đồ trang sức còn có giá trị tín ngưỡng cầu mong được thần linh phù hộ hoặc trừ tà ma.
Ước mong về cuộc sống sung túc hiện lên trên từng chi tiết của những nếp áo, nếp khăn.
Ước mong về cuộc sống sung túc hiện lên trên từng chi tiết của những nếp áo, nếp khăn.
Mỗi bộ trang phục thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, kết tinh từ sự khéo léo, tỉ mỉ và sáng tạo.
Mỗi bộ trang phục thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, kết tinh từ sự khéo léo, tỉ mỉ và sáng tạo.
Chị Lý Thị Cói, thành viên Tổ Phụ nữ liên kết xã Hồ Thầu chia sẻ: “Năm 2020 khi về tham dự Ngày hội văn hóa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dưới Hà Nội, mới thấy cộng đồng các dân tộc anh em gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình mạnh mẽ lắm”. Thế nên khi trở về, chị Cói đã tham gia dạy nghề may, thêu của người Dao đỏ cho nhiều người khác nữa ở xã Thông Nguyên cạnh bên.
Chị Lý Thị Cói, thành viên Tổ Phụ nữ liên kết xã Hồ Thầu chia sẻ: “Năm 2020 khi về tham dự Ngày hội văn hóa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dưới Hà Nội, mới thấy cộng đồng các dân tộc anh em gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình mạnh mẽ lắm”. Thế nên khi trở về, chị Cói đã tham gia dạy nghề may, thêu của người Dao đỏ cho nhiều người khác nữa ở xã Thông Nguyên cạnh bên.
Tin cùng chuyên mục
Chuyện vui trước ngày sáp nhập tỉnh

Chuyện vui trước ngày sáp nhập tỉnh

Chuyến tham quan Kon Tum của các nghệ nhân dân tộc thiểu số Quảng Ngãi cách đây chưa lâu không chỉ mở ra góc nhìn mới về bảo tồn văn hóa mà còn khơi dậy tinh thần học hỏi, kết nối cộng đồng. Niềm vui trước thông tin sáp nhập tỉnh càng tiếp thêm động lực để người dân hai bên xích lại gần nhau hơn. Một làn gió mới đang thổi vào vùng cao, từ văn hóa đến du lịch.