Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Sản xuất lâm nghiệp: Vững tin vượt “sóng lớn”

Hoàng Quý - 21:24, 23/04/2020

Trong bối cảnh nhiều ngành kinh tế mũi nhọn có tăng trưởng âm do đại dịch Covid-19 thì ngành Lâm nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng khá. Đây là nền tảng để ngành vững tin vượt “sóng lớn”.

Sản xuất lâm nghiệp vừa phát triển kinh tế, vừa gắn với bảo vệ rừng.
Sản xuất lâm nghiệp vừa phát triển kinh tế, vừa gắn với bảo vệ rừng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), quý I/2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng khoảng 3,82%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Khu vực nông, lâm, thủy sản cũng chịu chung ảnh hưởng, mức tăng trưởng chỉ đạt 0,08%, đóng góp 0,2% vào mức tăng trưởng chung.

Đặc biệt, ngành Nông nghiệp có mức tăng trưởng âm 1,17%. Ngoài tác động bởi đại dịch Covd-19 thì ngành Nông nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi và hạn hán, xâm nhập mặn.

Trong bức tranh kinh tế khá ảm đạm đó, ngành Lâm nghiệp lại đạt mức tăng trưởng 5,03%, qua đó đóng góp 0,04% vào tổng giá trị tăng thêm của toàn ngành kinh tế. Theo TCTK, trong quý I/2020, diện tích rừng trồng tập trung cả nước tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác tăng 5%; sản lượng củi khai thác tăng 0,2%...

Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều thị trường truyền thống “đóng băng” vì đại dịch Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn đạt 2,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là 1 trong 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của nước ta trong quý I/2020.

Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong những năm gần đây, dù thường xuyên đối diện thách thức, nhưng ngành Lâm nghiệp luôn đạt mức tăng trưởng khá ổn định. Như năm 2019, dù chịu tổn thất nặng nề do cháy rừng, nhưng mức tăng trưởng của ngành Lâm nghiệp vẫn đạt 5%.

Lao động luôn có việc làm, thu nhập ổn định từ ngành Lâm nghiệp.
Lao động luôn có việc làm, thu nhập ổn định từ ngành Lâm nghiệp.

Sự phát triển ổn định của ngành là nhờ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người trồng rừng. Ngoài ra, định hướng phát triển bền vững đã được ngành Lâm nghiệp cụ thể hóa trong hoạt động sản xuất.

Đầu tiên là trồng rừng, toàn ngành hiện đã bỏ tư duy “bóc ngắn, cắn dài” mà có kế hoạch khai thác đến đâu trồng đến đó. Nhờ đó, công tác phát triển rừng năm 2019 đạt 240.000ha, trong đó có 220.000ha là rừng khai thác, rừng sản xuất, 10.000ha là rừng phòng hộ. Trong quý I/2020, diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước đạt 32.600 ha. Rừng được trồng theo quy hoạch, căn cơ, bài bản, ứng dụng khoa học công nghệ tốt hơn, tính đến rừng gỗ lớn, đưa các giống công nghệ cao vào trồng và có liên kết với doanh nghiệp.

Sự phát triển ổn định của ngành Lâm nghiệp còn được thể hiện ở việc bảo đảm người trồng rừng được hưởng lợi. Theo thống kê, hiện, ngành Lâm nghiệp có 1.600 doanh nghiệp chế biến gỗ, tạo việc làm cho 500 nghìn lao động, ngành này phát triển cũng kéo theo hàng loạt lĩnh vực khác phát triển.

Điều đáng chú ý là, giá trị xuất khẩu của ngành liên tục tăng nhưng nguyên liệu nhập khẩu không đáng kể. Trong năm 2019, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỷ USD, tăng 18,2%; trong khí giá trị nhập khẩu các sản phẩm này chỉ khoảng 2,5 tỷ USD. Còn quý I/2020, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là 470 triệu USD, trong khi giá trị xuất khẩu là hơn 2,5 tỷ USD.

Những kết quả đạt được trong năm 2019 và quý I/2020 là nền tảng để ngành Lâm nghiệp vững tin thực hiện mục tiêu đưa độ che phủ rừng lên con số 42%, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 21,5 tỷ USD trở lên; tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp 5 - 5,5% trong năm 2020. Đây cũng là yêu cầu của Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn đối với Tổng cục Lâm nghiệp tại Hội nghị tổng kết năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 được tổ chức ngày 2/1/2020.

Tin cùng chuyên mục
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.