Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sáng 22/11, thế giới ghi nhận 643.281.410 ca nhiễm COVID-19

PV - 10:38, 22/11/2022

Tính đến sáng 22/11, thế giới ghi nhận 643.281.410 ca nhiễm COVID-19 và 6.626.863 ca tử vong do dịch bệnh này. Trong 24 giờ qua, Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 42.424 trường hợp.

Nhật Bản có số ca mắc mới COVID-19 cao
Ảnh minh họa

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cho thấy trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 155.003 ca nhiễm và 576 ca tử vong do COVID-19.

Ngoài ra, hiện toàn thế giới có 622.495.615 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số 14.158.932 ca bệnh đang điều trị, có 14.122.809 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,7%) và 36.123 ca (chiếm 0,3%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 228 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 236.864.790 ca, trong đó có 1.956.193 ca tử vong và 231.284.265 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Âu ghi nhận thêm 36.358 ca nhiễm mới và là khu vực có số ca mắc COVID-19 mới cao đứng thứ hai thế giới.

Trong khi đó, châu Á vẫn cũng ghi nhận tổng số ca nhiễm COVID-19 ở mức cao, với 197.297.605 ca. 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 103.018 ca nhiễm mới (đứng đầu thế giới) và 297 ca mới tử vong do dịch bệnh này.

Theo số liệu thống kê trên worldometers.info, trong 24 giờ qua, Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 42.424 trường hợp. Cơ quan chức năng Nhật Bản cảnh báo quốc gia châu Á đang bước vào làn sóng bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 8. Trước bối cảnh trên, Chính phủ Nhật Bản vừa chính thức thông qua văn bản hướng dẫn mới về việc ứng phó với dịch COVID-19.

Nhật Bản sẽ phân chia mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 thành 4 cấp độ dựa trên tác động của dịch bệnh tới hệ thống y tế. Theo đó, tình hình lây lan của dịch COVID-19 ở một tỉnh, thành sẽ được xếp vào Mức 3, tức là cấp độ nghiêm trọng thứ hai, khi các dịch vụ y tế ngoại trú bị quá tải. Khi đó, người dân sẽ được yêu cầu hạn chế đi ăn ở ngoài theo nhóm lớn và hạn chế tham gia các sự kiện đông người.

Nếu các biện pháp trên không giúp khống chế sự lây lan của dịch COVID-19 và toàn bộ hệ thống y tế rơi vào tình trạng quá tải, tình hình dịch COVID-19 ở tỉnh, thành đó sẽ được xếp vào Mức 4, mức nghiêm trọng nhất. Khi đó, thống đốc tỉnh, thành đó có thể xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế. Trong tình huống đó, các đơn vị tổ chức được yêu cầu hoãn các sự kiện, yêu cầu người dân hạn chế đi lại và kêu gọi tăng cường làm việc từ xa.

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản không có kế hoạch yêu cầu các nhà hàng và quán bar phải đóng cửa hay rút ngắn thời gian hoạt động nhằm đảm bảo hài hòa giữa phòng chống dịch bệnh với duy trì các hoạt động kinh tế-xã hội.

Hiện Bắc Mỹ có 118.753.993 ca mắc bệnh, trong đó có 1.560.933 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực với tổng số 100.234.842 ca nhiễm và 1.102.824 ca tử vong vì COVID-19.

Tính đến sáng 22/11, Nam Mỹ có 64.796.428 ca nhiễm COVID-19, với 1.334.583 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 35.064.320 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Tính đến sáng 22/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 12.697.214 trường hợp, trong đó có 258.018 ca tử vong và 12.012.371 ca bình phục. Hiện Nam Phi đang đứng đầu khu vực về tổng số ca nhiễm COVID-19 với 4.038.121 ca.

Hiện châu Đại Dương có 12.870.659 ca nhiễm COVID-19, với 22.037 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực với 10.560.280 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 1.918.070 ca./.