Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Sắp đấu giá 15 lô hàng cà phê đặc sản ngon nhất Việt Nam

Minh Thu - 20:23, 09/08/2024

15 lô hàng cà phê đặc sản được chọn lọc từ Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 sẽ được đấu giá ngày 17/8 tới tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp 498 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Các nhà rang xay, chế biến trải nghiệm mẫu cà phê đạt tiêu chuẩn đặc sản tại Lễ trao giải Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 (Ảnh: Báo Đắk Lắk).
Các nhà rang xay, chế biến trải nghiệm mẫu cà phê đạt tiêu chuẩn đặc sản tại Lễ trao giải Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 (Ảnh: Báo Đắk Lắk).

Các lô hàng cà phê đặc sản đấu giá lần này là những mẫu cà phê đặc biệt được chọn lọc kỹ càng từ cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 (Vietnam Amazing Cup 2024).

Trong Chương trình, sẽ có 9 lô cà phê Robusta và 6 lô cà phê Arabica đưa ra đấu giá. Mỗi đơn vị có cà phê đấu giá sẽ mang đến thông điệp riêng từ nông trại, từ việc nâng cao giá trị cà phê Việt Nam, lan tỏa những ly cà phê ngon nhất đến người tiêu dùng.

Cà phê đặc sản ngày càng được nhiều nông dân tham gia sản xuất (Ảnh minh họa).
Cà phê đặc sản ngày càng được nhiều nông dân tham gia sản xuất (Ảnh minh họa).

Chương trình dự kiến sẽ thu hút được hàng ngàn lượt khách trong nước và quốc tế tham gia. Đặc biệt, sự kiện nhận được sự quan tâm của các thương hiệu rang xay đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc, những thị trường có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ nhanh nhất thế giới đang rất quan tâm đến Fine Robusta Việt Nam.

Đây là lần thứ hai Đắk Lắk tổ chức phiên đấu giá các lô hàng cà phê đặc sản. Sau phiên đấu giá lần đầu tiên mang lại thành công, giá bán cà phê đặc sản đã được nâng lên gấp 5 - 7 lần so với giá cà phê thông thường, khẳng định giá trị rất lớn của cà phê đặc sản Việt Nam.


Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.