Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Sắp diễn ra Tuần lễ Văn hóa - Chợ tình Phong lưu tại Cao Bằng

Tuệ An - 07:30, 18/08/2022

Từ ngày 7 - 10/9/2022, Tuần lễ Văn hóa - Chợ tình Phong lưu sẽ được diễn ra tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Sự kiện nhằm tạo không gian kết nối và giao lưu văn hóa giữa các địa phương; tuyên truyền, giới thiệu bản sắc và những sản phẩm văn hóa đặc trưng; đẩy mạnh quảng bá du lịch, văn hóa, con người Bảo Lạc tới du khách trong và ngoài nước.

Đêm chợ phong lưu, các chàng trai, cô gái say sưa trao nhau câu hát giao duyên
Đêm chợ phong lưu, các chàng trai, cô gái say sưa trao nhau câu hát giao duyên

Theo kế hoạch, Tuần lễ sẽ gồm các hoạt động văn hóa độc đáo như: Không gian văn hóa các dân tộc của 17 xã, thị trấn huyện Bảo Lạc và các huyện Bảo Lâm, Nguyên Bình (Cao Bằng), huyện Mèo Vạc (Hà Giang); tái hiện nghề rèn, nghề đan lát truyền thống của dân tộc Lô Lô… Một số hoạt động thể thao, trò chơi truyền thống cũng được tổ chức trong dịp này, như đi cà kheo, ném bắp ngô vào gùi, thi quay sảng (cù), thi lày cỏ, nhảy bao, bịt mắt đánh trống…

Điểm nhấn của Tuần lễ là các sự kiện vào tối 9/9, gồm chương trình nghệ thuật "Đêm hội Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc" và hoạt động phục dựng "Đêm áp phiên Chợ tình Phong Lưu". Khách du lịch được thưởng thức những màn hát lượn đối đáp dân tộc Tày hoặc dân tộc Nùng, hát đối đáp giao duyên tìm bạn của dân tộc Sán Chỉ, tục giật khăn của dân tộc Dao (Dao đỏ) hay hát đối đáp và múa khèn của dân tộc Mông...

Chợ phong lưu bày bán sản phẩm của các dân tộc
Chợ phong lưu bày bán sản phẩm của các dân tộc

Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc là một trong những phiên chợ đặc sắc của tỉnh Cao Bằng, mỗi năm chỉ họp 2 lần vào ngày 30/3 và 15/8 (âm lịch). Ở phiên chợ ấy, người ta tìm đến không chỉ để mua, để bán, mà còn để gửi gắm niềm thương, niềm nhớ, uống cùng nhau chén rượu nồng và trổ tài hát đối giao duyên thông qua các làn điệu dân ca của các dân tộc trên địa bàn huyện như Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô… để tìm hiểu, cũng như tỏ bày nhung nhớ, yêu thương thay cho lời nói tâm tình.

Theo đó, phiên 30/3 là phiên chợ gái trai gặp gỡ, tìm hiểu bén duyên, phiên 15/8 là phiên hẹn hò, tặng quà và nói lời hẹn ước, được diễn ra từ hôm áp phiên (từ chiều hôm trước chợ chính) cho đến chính chợ. Tất cả những gì đặc sắc, độc đáo nhất đều được hiện diện ở phiên Chợ tình Phong lưu độc đáo này.

Tin cùng chuyên mục
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.