Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Sẽ giảm hơn 50% tần suất tuyến buýt kế cận Hà Nội

C.T (t/h) - 10:34, 08/03/2022

Sau 1 tháng hoạt động 100% công suất trở lại, một đơn vị vận tải hành khách xe buýt lại vừa có đề xuất Sở GTVT Hà Nội cho phép giảm 50% tần suất hoạt động buýt kế cận do ảnh hưởng Covid-19 nên vắng khách.

Các tuyến xe buýt kế cận Hà Nội sẽ giảm hơn 50% tần suất
Các tuyến xe buýt kế cận Hà Nội sẽ giảm hơn 50% tần suất

Cụ thể, trong đề xuất gửi Sở GTVT Hà Nội, Công ty cổ phần Xe khách Hà Nội - đơn vị đang vận hành 5 tuyến xe buýt kế cận Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc kiến nghị Sở GTVT Hà Nội tạm thời điều chỉnh giảm hơn 50% tần suất tuyến xe buýt kế cận, giúp doanh nghiệp điều tiết lại hoạt động, giảm thua lỗ do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Hiện, Công ty cổ phần Xe khách Hà Nội đang có các tuyến buýt kế cận chạy đến 3 tỉnh giáp ranh Hà Nội là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Với tuyến Bắc Ninh mỗi ngày đơn vị đang có 40 lượt xe, nay đề xuất giảm xuống 20 lượt xe; tuyến Hưng Yên, mỗi ngày đang có 40 lượt xe, đề xuất giảm xuống 20 lượt xe; tuyến Hải Dương mỗi ngày đang có từ 26 - 33 lượt xe nay đề xuất giảm xuống 12 lượt xe.

Sản lượng hành khách từ đầu năm 2022 đến nay của các tuyến sụt giảm nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi đó, giá nhiên liệu liên tục tăng cao, để bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và duy trì dịch vụ vận tải phục vụ hành khách, công ty đã phải báo cáo đại diện thành phố cho phép tạm thời giảm tần suất hoạt động của các tuyến buýt kế cận trong thời điểm này.

Trước đề xuất nêu trên, chiều 7/3, đại diện phòng Quản lý Vận tải (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết sẽ chấp thuận giảm tần suất hoạt động theo đề xuất của Công ty cổ phần Xe khách Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.