Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Sín Thầu phấn đấu về đích nông thôn mới

Nghĩa Hiệp - 09:46, 12/02/2020

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) có đến 91% người dân tộc Hà Nhì sinh sống. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), biên giới, những chương trình, chính sách dân tộc đã thật sự đi vào cuộc sống người dân. Qua đó, kinh tế hộ gia đình phát triển, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM).

Một góc xã Sín Thầu
Một góc xã Sín Thầu

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) là nơi ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 16.284,75ha. Hiện tại, xã có 7 bản với 334 hộ, trên 1.400 nhân khẩu; gồm 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Hà Nhì chiếm trên 91% còn lại là các dân tộc anh em khác. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người dân được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ như: Chương trình 135, 30a, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, chính sách 102, chi trả dịch vụ môi trường rừng... cuộc sống người dân những năm gần đây đã có nhiều đổi thay.

Ông Lý Hòa Tư, dân tộc Hà Nhì cho biết: “Năm 2014, được Nhà nước hỗ trợ con giống, gia đình tôi đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế trang trại nhỏ. Hiện tại, trang trại của gia đình gồm: 5 con bò, 4 con trâu, 46 con dê, 5 con lợn, trên 30 con gia cầm các loại, trên 2ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Mỗi năm gia đình tôi thu nhập từ trang trại được trên 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình tôi còn nhận chăm sóc, bảo vệ 5ha rừng, mỗi năm Nhà nước chi trả cho gia đình gần 30 triệu đồng”.

Còn gia đình bà Lỳ Hừ De, người Hà Nhì, bản Tả Kố Khừ, năm 2019 đã viết đơn xin thoát nghèo. Bà De mừng rỡ chia sẻ: “Tôi cùng 36 hộ dân trong bản được hỗ trợ giống cây sa nhân để chuyển đổi mục đích cây trồng năm 2017. Năm 2018 đã có thể thu hoạch, thu nhập từ quả sa nhân khô 100 - 200 nghìn đồng/kg và mỗi ha cho thu nhập đến 40 triệu đồng. Nhờ vậy gia đình tôi đã thoát được nghèo. Nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của Đảng và Nhà nước mà giờ đây gia đình tôi có nhà cửa khang trang hơn rất nhiều, con cháu cũng có điều kiện để học hành”.

Không chỉ gia đình ông Tư, bà De, đến nay nhiều gia đình tại xã Sín Thầu đều đã có trang trại riêng, có mô hình kinh tế giá trị, mang lại thu nhập ổn định 70 - 100 triệu đồng mỗi năm, công tác bảo vệ rừng nhờ vậy cũng được bảo đảm, quốc phòng an ninh xã vùng biên được giữ vừng… Từ những việc làm thực tế mang lại thu nhập cao cho gia đình ổn định cuộc sống, các cháu được ăn học, gia đình được chăm sóc sức khỏe thường xuyên.

Theo bà Pờ Mỳ Lế, Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu cho biết: “Từ năm 2017 đến nay, xã Sín Thầu đã xây dựng 8 mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng (tổng diện tích trên 30ha với 294 hộ tham gia). Cùng với cây sa nhân, hiện xã Sín Thầu còn có số lượng lớn gia súc lên đến 10.000 con. Kinh tế hộ gia đình cũng nhờ vậy được đẩy mạnh, phát triển tốt, góp phần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn”.

Kinh tế hộ gia đình tại xã Sín Thầu đã thật sự giúp xã vùng biên đổi thay, thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng/người/năm. Tính đến hết năm 2019, xã Sín Thầu đã đạt 18/19 tiêu chí trong xây dựng NTM và trong năm 2020, xã Sín Thầu sẽ quyết tâm về đích NTM.

Tin cùng chuyên mục
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.