Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Số ca tử vong do mắc tay chân miệng tăng hơn 10 lần so với năm 2022

T.Hợp - 09:05, 10/01/2024

Thời gian qua, số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh ở các tỉnh phía Nam, trong đó có nhiều ca nặng, biến chứng và tử vong. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2023, cả nước ghi nhận 180.983 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ 2022, 31 trường hợp tử vong (tăng 10,3 lần so với năm 2022).

Số ca tử vong do mắc tay chân miệng tăng hơn 10 lần so với năm 2022. Ảnh minh họa
Số ca tử vong do mắc tay chân miệng tăng hơn 10 lần so với năm 2022. Ảnh minh họa

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước. Các nốt phỏng nước này xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông. Thủ phạm gây bệnh này là nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71).

Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng, thường tự khỏi. Còn EV71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm tới thần kinh, tim mạch, phổi; thậm chí có thể gây tử vong.

Báo cáo của Bộ Y tế chỉ rõ, số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh ở các tỉnh phía Nam, trong đó có nhiều ca nặng, biến chứng và tử vong. TP.HCM ghi nhận ca mắc tay chân miệng vào nhập viện đông nhất. Thời gian cao điểm, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ ca nặng từ các tỉnh thành chuyển đến TP.HCM chiếm khoảng 80%.

Trẻ nhập viện đến từ nhiều tỉnh, TP như: Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Dương, Cần Thơ, Bình Phước...

(Tổng hợp) Số ca tử vong do mắc tay chân miệng tăng hơn 10 lần so với năm 2022 1

Ngoài ra, các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sởi, đậu mùa khỉ, dại đều tăng so với năm 2022. Cụ thể, bệnh dại ghi nhận 82 ca tử vong trên cả nước, tăng 12 ca so với cùng kỳ 2022; sốt phát ban nghi sởi có 393 trường hợp mắc, tăng 35 ca; bạch hầu ghi nhận 55 ca mắc, 5 ca tử vong; đậu mùa khỉ có 121 ca mắc, 6 ca tử vong; sốt rét 1 ca tử vong và viêm não virus 8 ca tử vong. Riêng COVID-19, cả nước ghi nhận 99.479 ca mắc và 20 ca tử vong. 

Theo Bộ Y tế, do năm 2023 tình trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước, dẫn tới nhiều trẻ em bị bỏ lỡ lịch tiêm chủng, đứng trước nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Năm 2024, Bộ sẽ khắc phục tình trạng này, bằng việc đã ký 10 loại vaccine sản xuất trong nước và sẽ phân bổ về các địa phương trong tháng 1. Việc cấp phát vaccine sẽ được tăng cường thêm nhiều chuyến đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêm chủng tại tất cả các trạm y tế xã phường.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xác định mức độ bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:

Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 0C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ chú ý quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm không ngủ (Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp).

Một số dấu hiệu khác: khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng…

Tin cùng chuyên mục
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.