Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái và Lào Cai thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập

Trọng Bảo - 5 giờ trước

Chiều 15/5, tại thành phố Lào Cai, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai, để thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập hai đơn vị.

Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai dự kiến sẽ có 2/3 công chức, người lao động chuyển về trung tâm hành chính mới sau sáp nhập
Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai dự kiến sẽ có 2/3 công chức, người lao động chuyển về trung tâm hành chính mới sau sáp nhập

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh đã thông tin, trao đổi cũng như thống nhất một số nội dung liên quan đến việc chuẩn bị sáp nhập thời gian tới. Cụ thể, thống nhất bố trí nơi ở, nơi làm việc cho đội ngũ cán bộ chuyển từ Lào Cai về Trung tâm hành chính tỉnh Lào Cai mới đặt tại Yên Bái. Thống nhất sơ bộ các nội dung về tổ chức các phòng chuyên môn thuộc sở theo chức năng, nhiệm vụ mới để bố trí nhân sự cho phù hợp. 

Cùng với đó, thống nhất các nội dung hoạt động sau khi kết thúc hoạt động của các Phòng Dân tộc và Tôn giáo cấp huyện, cũng như sáp nhập các xã để bảo đảm cho hoạt động của công tác dân tộc tôn giáo không bị gián đoạn. Cùng với đó, thống nhất cách chỉ đạo, điều hành, thực hiện công tác quản lý Nhà nước về dân tộc tôn giáo trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương để tạo sự đồng bộ sau khi tỉnh mới đi vào hoạt động.

Trước đó, ngày 14/4, tại thành phố Yên Bái, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai cũng đã có buổi làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo Yên Bái thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất hai đơn vị. Tại buổi làm việc này, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh đã thông tin về tình hình triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Cùng với đó, thông tin về cơ cấu tổ chức bộ máy của hai đơn vị hiện nay; tình hình tài chính, cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc của mỗi đơn vị…

Lãnh đqạo Sở dân tộc và Tôn giáo Yên Bái cơ bản thống nhất phương án sáp nhập hai dơn vị
Lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo Yên Bái cơ bản thống nhất phương án sáp nhập hai dơn vị

Về nội dung hợp nhất hai Sở, Đề án thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo sau hợp nhất thực hiện đúng theo chủ trương và chỉ đạo của Trung ương tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; Kế hoạch số 231-KH/BCĐ ngày 10/4/2025 của Ban chỉ đạo hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.

Việc hợp nhất hai cơ quan bám sát định hướng sắp xếp theo yêu cầu của Nghị quyết 18-NQ/TW và yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Chính Phủ về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW; Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm tổ chức hợp lý sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức Sở Dân tộc và Tôn giáo sau hợp nhất bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối, đồng thời theo định hướng của Trung ương, quy định của Chính phủ và phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả thiết thực từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Hiệu quả thiết thực từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Với trợ lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã và đang tạo điều kiện cho nông dân, đồng bào DTTS phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Từ đó, tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng cao theo hướng hàng hóa và có thương hiệu, được khách hàng tìm đến và đặt mua.