Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế tập thể

Việt Hà - 12:19, 22/12/2023

Thời gian qua, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể (KTTT), cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo.

Mô hình nuôi dê của HTX chăn nuôi dê Sơn Dương tại xã Đại Phú.
Mô hình nuôi dê của HTX chăn nuôi dê Sơn Dương tại xã Đại Phú.

Được Tổ chức phi chính phủ Good Neighbors International (GNI) hỗ trợ thành lập, đến nay, sau hơn 1 năm hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi dê Sơn Dương nằm dưới chân núi Sáng, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.

Hiện, HTX có 7 hộ nuôi dê, quy mô hơn 650 con, mỗi năm xuất bán gần 8 tấn thịt dê cho thị trường địa phương và các tỉnh lân cận; dê thịt giá 150.000 đồng/kg, thu nhập trung bình mỗi thành viên đạt khoảng 100 - 250 triệu đồng/năm. Để đạt được kết quả đó, nhờ sự hỗ trợ của GNI về việc tổ chức các lớp tập huấn cho các thành viên tham gia HTX, tổ chức các đoàn đi thăm quan học hỏi các mô hình chăn nuôi dê ở các tỉnh lân cận, được hỗ trang thiết bị và vay vốn, trên cơ sở đó các thành viên mở rộng quy mô đàn bảo đảm chất lượng thịt dê.

HTX Nông Lâm nghiệp Thủy sản Sơn Nga (Đại Phú, Sơn Dương) cũng là một mô hình KTTT thành công. Sau gần 2 năm vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, đến nay sản phẩm chả cá Sơn Nga của HTX Nông Lâm nghiệp Thủy sản Sơn Nga đã được nhiều người biết đến. Sản phẩm chả cá của HTX được chế biến, sử dụng từ nguồn cá tươi, sạch do các xã viên nuôi, với quy trình kỹ thuật sản xuất chủ yếu bằng thủ công, bảo đảm quy trình sạch, không sử dụng các chất bảo quản bị cấm trong thực phẩm. Hiện, HTX có 8 thành viên, tạo việc làm ổn định cho 5 lao động tại địa phương.

Khi sản phẩm chả cá được nhiều người khen ngon, chất lượng, HTX bắt đầu sản xuất với số lượng lớn và xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, HTX đã hoàn thành thủ tục chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Năm 2022, HTX Nông Lâm nghiệp Thủy sản Sơn Nga liên kết với nhiều doanh nghiệp tiêu thụ được trên 5 tấn chả cá. Hiện sản phẩm được nhiều người tiêu dùng yêu thích và có mặt tại một số cửa hàng tiện lợi trên địa bàn tỉnh. 

Lãnh đạo tỉnh thăm mô hình sản xuất chả cá của HTX Nông, lâm nghiệp, thủy sản Sơn Nga, xã Đại Phú, Sơn Dương. (Ảnh: Báo Tuyên Quang).
Lãnh đạo tỉnh thăm mô hình sản xuất chả cá của HTX Nông, lâm nghiệp, thủy sản Sơn Nga, xã Đại Phú, Sơn Dương. (Ảnh: Báo Tuyên Quang).

Trong những năm gần đây, tại huyện Sơn Dương, nhiều HTX, tổ hợp tác được thành lập, hoạt động hiệu quả tạo đã việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Toàn huyện có khoảng 40 HTX đang hoạt động và phát triển theo hướng đa dạng, với nhiều mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, gắn với dịch vụ. Điển hình như: HTX Vĩnh Tân (xã Tân Trào), HTX Chè Ngân Sơn Trung Long (xã Trung Yên), HTX Nông lâm nghiệp xã Đại Phú, HTX Nấm sạch Bình Yên, HTX Chăn nuôi và giống gia cầm Minh Tâm (xã Tú Thịnh)…

Nhiều HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đang góp phần thay đổi tư duy sản xuất, tạo bước ngoặt trong đời sống kinh tế của không ít hộ đồng bào DTTS ở địa phương. Một số HTX tuy mới được thành lập nhưng cũng đã năng động với những định hướng rõ ràng, tập trung vào các sản phẩm mang tính đặc trưng.

Có thể thấy, phát triển KTTT tại huyện Sơn Dương đã đạt được những kết quả tích cực nhất định trong thời gian qua nhờ việc đẩy mạnh phát triển mô hình KTTT. Nếu có sự chủ động trong đổi mới phương thức sản xuất, ứng dụng hiệu quả cơ giới hóa, công nghệ cao vào canh tác, các địa phương vùng cao cũng có thể tạo ra sự đột phá trong nông nghiệp, từ đó làm giàu cho nông dân. Đặc biệt, nếu phát huy tốt vai trò của các HTX, quá trình xóa đói, giảm nghèo sẽ được đẩy nhanh tốc độ đáng kể.

Tuy nhiên, để chuyển đổi mô hình sản xuất của HTX từ chiều rộng sang chiều sâu, từ canh tác theo phương pháp truyền thống sang ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết theo chuỗi, áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế như hiện nay cần sự mạnh dạn bứt phá hơn nữa; tiếp cận nhanh những chính sách hỗ trợ, sự đồng hành của các cấp chính quyền, sự chủ động thay đổi để thích nghi, phát triển và thực sự trở thành những HTX kiểu mới. 

Thời gian tới, huyện Sơn Dương sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các chi hội và HTX hình thành và phát triển. Đây cũng là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới; tập hợp nông dân vào các mô hình KTTT, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, liên kết sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường giám sát để có kết quả điều tra chính xác nhất

Tăng cường giám sát để có kết quả điều tra chính xác nhất

Là một trong những huyện có địa bàn rộng nhất tỉnh Lào Cai với 21 xã thị trấn; tuy nhiên, huyện Bát Xát là địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Để có kết quả chính xác nhất, ngành Dân tộc địa phương đã tăng cường giám sát đối với các tổ điều tra trong quá trình triển khai thu thập thông tin.