Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Văn bản chính sách mới

Sửa đổi hướng dẫn về dạy nghề, giải quyết việc làm thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia

PV - 11:02, 26/05/2023

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đang được lấy ý kiến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến trên trang thông tin điện tử về Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 17/2022).

Cụ thể, Điều 1 của dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung 7 nội dung.

Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại 2 tiểu dự án và một nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ nhất, bổ sung khoản 3 vào Điều 7 của Thông tư số 17/2022 như sau: “3. Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng quyết định trên cơ sở quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình”.

Thứ hai, bổ sung khoản 3 vào Điều 8 như sau: “3. Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng quyết định trên cơ sở quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình”.

Thứ ba, bổ sung khoản 3 vào Điều 9 như sau: “3. Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng quyết định trên cơ sở quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình”.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

Tiểu dự án 1 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” trong Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

“a) Thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và các văn bản hướng dẫn Luật Giá; Nghị định số 60/2021/NĐ- CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác có liên quan; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ ban hành quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 27/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Các ngành, nghề được lựa chọn xây dựng giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng lựa chọn, quyết định trên cơ sở danh mục sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hợp với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, ngành, địa phương theo phạm vi của Chương trình”.

Thứ năm, sửa đổi tên Điều 23 và sửa đổi khoản 2 Điều 23 như sau:

a) Sửa tên Điều 23 như sau: “Điều 23. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề; hỗ trợ đào tạo nghề”.

b) Sửa đổi khoản 2 Điều 23 như sau: “2. Cách thức thực hiện: Theo quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 21 Thông tư này và Điều 24 Thông tư số 15/2022/TT-BTC”.

Thứ sáu, sửa đổi khoản 1 Điều 32 như sau: “1. Hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và các công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Thứ bảy, sửa đổi điểm e khoản 2 Điều 36 như sau: “e) Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn là người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn nông thôn gồm: Các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương”.

Được biết, Thông tư số 17/2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại 2 tiểu dự án và một nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Đó là: Tiểu dự án 1 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” trong Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiểu dự án 3 “Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi” trong Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung số 09 “Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường” trong Nội dung thành phần số 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Quyết định số 29/QĐ-BCĐCTMTQG về Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã nêu rõ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm xây dựng và ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2022.

Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan Trung ương liên quan và địa phương cần thực hiện Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gửi Đoàn giám sát theo Nghị quyết số 52/2022/QH15 của Quốc hội trước ngày 15/7/2023.

Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến sẽ tổ chức vào quý II/2023.

Ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình được thiết kế với 7 dự án và 9 tiểu dự án cụ thể.

Tổng ngân sách tối thiểu dành cho chương trình là 75.000 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục
Nghị định số 91/2024/NĐ-CP: Tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nghị định số 91/2024/NĐ-CP: Tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Ngày 18/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Trong đó, vớí những quy định mới về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Nghị định số 91/2024/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ khai thác thêm những giá trị mới của rừng.