Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Tác dụng chữa bệnh của cỏ xước

TK - 10:55, 23/06/2020

Cây Cỏ Xước có tác dụng phá huyết, tiêu ứ. Cây Cỏ Xước khi sao khô có tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận, thường được dùng để chữa phong thấp tê mỏi, cước khí, ngã sưng đau, điều trị bệnh thoái hóa khớp xương và những chứng bệnh liên quan đến khớp xương.

Tác dụng chữa bệnh của cỏ xước

Chữa đái ra máu: Dùng rễ cỏ xước 20g, củ mài (sao vàng) 40g, hạt sen (sao vàng) 40g, bông mã đề lá trắc bách diệp (sao cháy), cỏ nhọ nồi (sao đen); tất cả tán thành bột mịn; ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.

Chữa sốt nóng, sổ mũi: Dùng cỏ xước, lá diễn, đơn buốt – mỗi thứ 30g; sắc nước uống.

Chữa quai bị: Dùng rễ cỏ xước, chế thêm nước, giã nát; gạn lấy nước xúc miệng và uống trong; bên ngoài giã rễ cỏ xước đắp lên chỗ sưng đau.

Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.

Chữa miệng lưỡi lở loét: Dùng cỏ xước một nắm, tẩm rượu nhai ngậm nuốt nước hoặc sắc nước ngậm và uống.

Chữa tiểu tiện đau buốt: Dùng cỏ xước một nắm (khoảng 20g); sắc nước uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa đái đục: Dùng rễ cỏ xước 20g, củ mài 20g, ý dĩ 40g, rễ cỏ tranh 12g, rễ bấn trắng 12g, bông mã đề (sao) 12g; sắc nước uống trong ngày.

Chữa hóc xương thông thường: Dùng lá cỏ xước một nắm, nhai nuốt dần nước, bã đắp ở cổ.

Chữa đau nhức xương khi thời tiết thay đổi: Cỏ xước, 15 - 20g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày; uống theo từng đợt (15 ngày cho 1 liệu trình); rễ cỏ xước 40g, rễ lá lốt 20g, có thể thêm thân và rễ cây ké đầu ngựa 40g; sắc nước uống;

Chữa đau thần kinh tọa: Dùng rễ cỏ xước 20g, lá lốt 16g, thiên niên kiện 12g, củ ráy sao 12g, tô mộc 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 16g, ngải cứu 12g, ý dĩ 20g, lá thông 12g, nước 1000ml sắc còn 300ml; chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa viêm mũi dị ứng: Rễ cỏ xước 30g, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 ngày.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.