Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tái hiện đám cưới người Hà Nội xưa

Anh Trúc - 14:44, 26/03/2023

Với chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch”, chiều ngày 25/3 trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 đã diễn ra hoạt động tái hiện đám cưới của người Hà Nội những năm 80 - 90 của thế kỷ 20.

Tái hiện đám rước dâu thập niên 80-90 thế kỷ 20 bằng xe xích lô
Tái hiện đám rước dâu thập niên 80 - 90 thế kỷ XX bằng xe xích lô

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) Nguyễn Thị Mai Anh chia sẻ, để tái hiện lại được đám cưới người Hà Nội những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, Ban Tổ chức đã xin ý kiến tư vấn của những nhà Hà Nội học, người có tuổi đang sinh sống tại phố cổ Thủ đô.

Tái hiện hình ảnh rước cô dâu về nhà chồng những năm 80-90 thế kỷ 20 bằng xe xích lô
Tái hiện hình ảnh rước cô dâu về nhà chồng những năm 80 - 90 thế kỷ XX bằng xe xích lô

“Thông qua ý kiến tư vấn, góp ý, Ban Tổ chức đã phần nào tái hiện lại đám cưới cổ truyền như: cô dâu ôm bó hoa cưới được làm bằng hoa lay ơn, 9 tráp đựng đồ lễ cưới, bộ bàn ghế gỗ được phủ bằng vải con công do Trung Quốc sản xuất, âm nhạc cũng sử dụng những bài hát quốc tế thịnh hành thời kỳ đó”, bà Mai Anh cho biết.

Tái hiện hình ảnh hai họ gặp mặt nói chuyện trao đổi trong lễ xin dâu thập niên 80-90 thế kỷ 20
Tái hiện hình ảnh hai họ gặp mặt nói chuyện trao đổi trong lễ xin dâu thập niên 80 - 90 thế kỷ XX

Chương trình nhằm mục đích phục dựng lại những giá trị truyền thống đã mai một từ xa xưa, đặc biệt là về các thủ tục cưới hỏi, vốn là sự kiện trọng đại của đời người ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Thông qua hoạt động này du lịch Hà Nội quảng bá văn hóa Thủ đô tới du khách trong nước và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén, đĩa, giỏ đựng cá… Bên cạnh đó, người Chăm còn làm nghề đan lưới để đánh bắt cá. Tuy nhiên hiện nay, người Chăm chỉ còn bảo tồn nghề đan lát gùi để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày. Để làm ra một cái gùi hoàn chỉnh đòi hỏi người thợ cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo cùng với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm.