Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tái hiện Lễ mừng lúa mới của đồng bào Gia Rai

Kim Anh - Tố Oanh - 21:13, 21/11/2022

Chiều 20/11, đồng bào Gia Rai ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới - một trong những lễ hội độc đáo của dân tộc Gia Rai được tái hiện trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Bà con gùi lúa về và tự tay chuẩn bị những hạt gạo để nấu cơm chuẩn bị Lễ mừng lúa mới
Bà con gùi lúa về và tự tay chuẩn bị những hạt gạo để nấu cơm chuẩn bị Lễ mừng lúa mới

Lễ mừng lúa mới của người Gia Rai thường được tổ chức vào tháng 12 dương lịch, sau khi bà con đã thu hoạch xong nông sản. Mỗi hộ dân góp 1 kg gạo mới, 1 ghè rượu để chuẩn bị cho việc cúng lễ.

Phụ nữ Gia Rai giã gạo chuẩn bị đồ lễ cho Lễ mừng lúa mới
Phụ nữ Gia Rai giã gạo chuẩn bị đồ lễ cho Lễ mừng lúa mới

Lễ thường được tổ chức ở nhà rông của làng. Lễ vật gồm có: 1 con heo (lợn) hoặc 1 con gà trống (nếu cúng gà thì cơm 1 bát, rượu 1 ché), 3 ché rượu, 3 bát cơm, 3 chén rượu, 1 cây nêu, 1 chòi lúa, 1 bó lúa còn nguyên hạt, 1 thúng lúa, 1 cái nia, 3 cái đĩa, 6 cái bát, liềm, gùi, thúng...

Thầy cúng - Nghệ nhân ưu tú tín ngưỡng dân gian Rơ ô Bhung làm chủ nghi lễ mừng lúa mới
Thầy cúng - Nghệ nhân ưu tú tín ngưỡng dân gian Rơ ô Bhung làm chủ nghi lễ mừng lúa mới

Sau khi chuẩn bị xong lễ vật, Già làng khấn, cầu mong thần linh (Yang ơi kơdu, ơi kơdai, yang chứ, yang ia) và linh hồn ông bà tổ tiên ăn cơm mới phù hộ cho dân làng được mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, năm sau thu hoạch nhiều hơn năm trước, lúa đầy chòi, bắp đầy nhà ăn không hết.

Thầy cúng mời thần linh về hưởng cơm mới và lễ vật bà con dâng để phù hộ cho dân làng một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no
Thầy cúng mời thần linh về hưởng cơm mới và lễ vật bà con dâng để phù hộ cho dân làng một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no

Lễ cúng mừng lúa mới tại rẫy lúa với lễ vật gồm 1 ché rượu, 1 con gà. Thầy cúng chạm 7 lần vào ché rượu, dâng lễ và cầu khấn 7 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) cho những loại giống lúa: Lúa trô, blia, chke… cho lúa mau chín, cho lúa thơm ngon. Hôm nay gia đình chủ lúa xin dâng các thần 1 ché rượu, 1 con gà để cảm ơn các thần linh đã cho chủ lúa sức khỏe, cho rẫy lúa chín vàng, cho mùa lúa bội thu.

Đồng bào Gia Rai thực hiện nghi thức tuốt lúa đưa cất vào chòi lúa
Đồng bào Gia Rai thực hiện nghi thức tuốt lúa đưa cất vào chòi lúa

Lễ cúng mừng lúa mới tại chòi lúa với lễ vật gồm 1 ché rượu, 1 đầu gà. Thầy cúng chạm 7 lần vào ché rượu và dâng lễ và cầu khấn 7 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) để tạ ơn các thần đã che chở cho cây lúa, che chở cho gia đình chủ lúa được mạnh khỏe, xin phép các thần cho chủ lúa được thu hoạch, xin được rước hồn lúa vào chòi để cất giữ. Sau khi lễ cúng tại chòi rẫy xong thì tất cả nam, nữ cùng nhau thực hiện việc tuốt lúa để đưa cất vào chòi lúa.

Đồng bào Gia Rai chuẩn bị lễ vật cho nghi thức cúng tại nhà chủ lúa
Đồng bào Gia Rai chuẩn bị lễ vật cho nghi thức cúng tại nhà chủ lúa

Lễ cúng mừng lúa mới tại nhà chủ lúa với lễ vật gồm 3 ché rượu, 1 con heo. Thầy cúng chạm 7 lần vào ché rượu và cầu khấn 7 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) xin phép các thần cho gia đình được rước hồn lúa và lúa về nhà. Hôm nay gia đình xin dâng các thần linh 1 ché rượu và 1 con heo.

Đồng bào Gia Rai theo chế độ mẫu hệ, nên những người phụ nữ sẽ uống rượu trước để lấy may
Đồng bào Gia Rai theo chế độ mẫu hệ, nên những người phụ nữ sẽ uống rượu trước để lấy may

Sau khi dâng lễ là đến phần mời rượu, đồng bào Gia Rai theo chế độ mẫu hệ, nên đầu tiên là người vợ, mẹ vợ, mẹ của chủ lúa… uống rượu trước rồi tiếp đến mới là những người đàn ông.

Sau lễ cúng bà con cùng vui hội để tăng tình đoàn kết và giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình
Sau lễ cúng bà con cùng vui hội để tăng tình đoàn kết và giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình
Đồng bào Gia Rai diễn tấu cồng chiêng, múa xoang cầu mong cho vụ mùa mới mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi
Đồng bào Gia Rai diễn tấu cồng chiêng, múa xoang cầu mong cho vụ mùa mới mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi

Lễ cúng kết thúc, đồng bào Gia Rai cùng vui hội, nổi cồng chiêng với những điệu múa, làn điệu dân ca để cùng nhau hướng tới một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no và bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình.