Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Media
Tái hiện Tết cầu mùa của người Dao Tiền ở Mộc Châu (Sơn La)
Kim Anh - Tố Oanh
-
08:19, 19/05/2022
Tết cầu mùa (Tết nhảy) là lễ hội lớn nhất của người Dao, được tổ chức tại nhà trưởng họ nhằm mong ước một vụ mùa mới bội thu, nhà nhà no ấm, bản làng cuộc sống yên vui. Vừa qua, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Dao Tiền ở Mộc Châu (Sơn La) đã tái hiện lại Tết cầu mùa của dân tộc mình.
Tweet
02-05-2022
Trải nghiệm văn hóa, ẩm thực vùng cao Sơn La tại Hà Nội
18-04-2022
Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer
Tết cầu mùa của dân tộc Dao chỉ có ở một số dòng họ trong cộng đồng dân tộc Dao. Hiện nay, chỉ còn lại một số rất ít dòng họ duy trì lễ hội này, thời gian 3 hoặc 5 năm tổ chức một lần.
Đồ lễ bao gồm 1 con lợn, bột nếp, bánh nếp (gúa cheng), mía và các loại nhạc cụ truyền thống dân tộc.
Trước khi tiến hành nghi lễ, tất cả các thành viên trong dòng họ đóng góp lễ vật (gạo, rượu, gà..) về nhà ông trưởng họ, kết hợp cùng bà con hàng xóm tập trung lại để làm thịt lợn, làm bánh cúng và nặn bánh gắn lên cây tre tượng trưng cho mùa màng. (Trong ảnh phụ nữ Dao Tiền đồ xôi chuẩn bị lễ).
Thanh niên trong làng nặn bánh.
Chuẩn bị lễ xong xuôi, ông trưởng họ cúng mời thần linh và các cụ đã khuất trong dòng tộc mình về ăn Tết, chứng giám con cháu vui vầy, múa chuông cầu mùa màng bội thu trong năm mới.
Vào sáng ngày chính lễ, sẽ có 4 hoặc 6 người dậy sớm múa chuông cầu tài lộc, gia súc, gia cầm mau về với gia đình, dòng họ và buôn làng.
Khi kết thúc, gia chủ (trưởng họ) tìm ra 2 người có uy tín, khỏe mạnh, làm ăn khá giả đứng ra xòe cầu tài lộc, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu về với dòng họ buôn làng.
Lễ hạ cây tượng trưng cho sự bội thu trong năm, đem phát lộc cho các hộ gia đình trong dòng họ và buôn làng.
Tết cầu mùa là thời điểm để hội tụ dòng họ, mọi người gặp gỡ chúc tụng nhau, là ngày vui của toàn cộng đồng. Tuy quy mô không lớn nhưng với cộng đồng người Dao lại mang nhiều ý nghĩa, là sợi chỉ gắn kết cộng đồng dân tộc Dao bền chặt bao đời nay.
Trải nghiệm - hướng đi kích cầu du lịch ở Đắk Lắk
Tết cầu mùa
người Dao Tiền
Tết cầu mùa của người Dao Tiền
Mộc Châu
Sơn La
ước vọng mùa màng bội thu
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Chương trình du lịch “Hương sắc mùa hè Lục Ngạn” năm 2022
Đến Mộc Châu trải nghiệm Lễ hội hái mận
Tái hiện Lễ cầu phúc, cầu an của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng
Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Cảnh báo gia tăng tội phạm về ma túy trong vùng đồng bào DTTS
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh
Chữa đau đầu bằng thuốc Nam: Phương pháp tự nhiên và hiệu quả
Làng chài Tân Phụng
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Kiên Giang: Sở Dân tộc và Tôn giáo tiếp Đoàn công tác Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đến thăm và làm việc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh, thành phía Nam
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Lễ khánh thành và Kiết giới Sima Chánh điện