Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Tấm lòng người miền Tây với Bác Hồ

N.Tâm - 10:13, 26/05/2020

Tri ân công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều địa phương ở Tây Nam Bộ đã lập đền thờ, nhà thờ Bác Hồ. Có công trình ra đời trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, có công trình được xây dựng sau ngày đất nước hòa bình. Những công trình đó là tấm lòng của người miền Tây với Bác Hồ vô vàn kính yêu.

Đoàn đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau đến viếng đền thờ Bác trước ngày khai mạc Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh năm 2019.
Đoàn đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau đến viếng đền thờ Bác trước ngày khai mạc Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh năm 2019.

Trong tháng 5 thương nhớ này, nhân Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890 - 19/5/2020), trước Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân khu 9 có thêm một công trình mang tên “Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Theo Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Tư lệnh Quân khu 9, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Quân khu 9 không chỉ là nơi để các ngày truyền thống, ngày lễ, lực lượng tổ chức báo công với anh linh Bác, mà nơi đây như lăng kính để mỗi cán bộ, chiến sĩ soi rọi và chấn chỉnh bản thân.

Tại nhà tưởng niệm có rất nhiều các hiện vật của Bác Hồ lúc sinh thời đã sử dụng trong sinh hoạt, làm việc, như đôi dép cao su, chiếc máy đánh chữ, bộ quần áo ka ki, băng cassette ghi âm Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945; là 79 chữ ký các sắc lệnh, chỉ thị của Bác…

Ngoài ra, còn có những hình ảnh, câu nói bất hủ của Bác “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và hình ảnh Làng Sen miền quê thân thương của Bác. Bát hương đặt trước tượng Bác đựng những hạt cát trắng mịn, được chuyển vào từ đảo Thổ Chu, hòn đảo tiền tiêu Tây Nam của Tổ quốc.

Thiếu tướng Lê Xã Hội, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9 nhận định: Theo số liệu thống kê sơ bộ, toàn vùng hiện có hơn 50 điểm thờ Bác, trong đó Cà Mau là địa phương xây dựng nhiều Đền thờ Bác nhất. Song, xét về quy mô công trình cũng như số lượng hiện vật trưng bày, giới thiệu, có lẽ Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Quân khu 9 dẫn đầu về nhiều mặt.

“Các công trình đầy dấu ấn về tưởng nhớ công ơn của Bác tại Tây Nam Bộ, gần như nhắc nhở chúng ta luôn có Bác bên cạnh, thúc giục mọi người phải ý thức rèn luyện, học tập theo tấm gương đạo đức của Bác”, Thiếu tướng Lê Xã Hội cho biết.

Tại Cà Mau, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người dân Cà Mau đã xây dựng đền thờ và lập bàn thờ Bác, thể hiện sự kính trọng và biết ơn công lao to lớn của Bác. Những đền thờ Bác Hồ vừa là di sản văn hóa của địa phương, vừa là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước của Nhân dân trong tỉnh. Mỗi khi có sự kiện quan trọng của địa phương, Nhân dân và Đảng bộ địa phương đều đến viếng đền thờ Bác.

Hòa Thượng Thạch Hà, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi tỉnh Cà Mau cho biết: “Tôi đã nhiều lần đến viếng đền thờ Bác. Mỗi lần đến viếng là mỗi sự kiện khác nhau, nhưng đều rất tự hào, khi các dân tộc anh em đoàn kết cùng nhau đứng trước tượng Bác, hứa với Bác thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc”.

Tất cả các công trình đền thờ Bác tại các địa phương với quy mô và kiến trúc rất uy nghiêm. Mỗi lần đến đây, mỗi người lại có thêm phút lắng lòng và vun bồi xúc cảm về Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc; Các công trình còn là địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay, phải biết trân trọng, giữ gìn và tiếp tục phát huy truyền thống của cha, anh đi trước. Trong đó, tích cực, phấn đấu thi đua học tập, lao động, sản xuất, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu mạnh, văn minh.

Tin cùng chuyên mục
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.