Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tận dụng Hiệp định UKVFTA đưa hàng Việt thâm nhập thị trường Anh

Thúy Hồng - 19:56, 15/03/2022

Ngày 15/3, Bộ Công Thương đã phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam tổ chức Hội nghị "Năm đầu tiên thực thi UKVFTA: Thành tựu nổi bật và Định hướng sắp tới".

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, ông Graham Stuart - Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Hoàng Long; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward; cùng đại diện các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng của hai nước.

Hiệp định UKVFTA được ký chính thức tại Luân Đôn, Vương quốc Anh ngày 29/12/2020, được áp dụng tạm thời từ ngày 1/1/2021 và đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2021.

Nhờ sự ưu đãi của UKVFTA dành cho các nhà đầu tư Vương quốc Anh tại Việt Nam, các cơ hội luôn sẵn có trên nhiều lĩnh vực khác nhau. (Ảnh minh họa)
Nhờ sự ưu đãi của UKVFTA dành cho các nhà đầu tư Vương quốc Anh tại Việt Nam, các cơ hội luôn sẵn có trên nhiều lĩnh vực khác nhau. (Ảnh minh họa)

Nhờ sự ưu đãi của UKVFTA dành cho các nhà đầu tư Vương quốc Anh tại Việt Nam, các cơ hội luôn sẵn có trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch song phương Việt Nam - Vương quốc Anh trong năm 2021 đạt 6,61 tỷ USD, tăng trưởng 17,24%, cơ bản đã phục hồi được về mức kim ngạch năm 2019 sau một năm giảm sâu do tác động của dịch Covid-19. Cụ thể, nhờ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau ngày 1/1/2021, nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh vượt trội tại thị trường Anh so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và nhiều nước khác.

Xuất khẩu từ Việt Nam sang Vương quốc Anh ghi nhận biến động nhiều chiều. Đáng chú ý, hầu hết mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đều tăng trưởng tốt. Dẫn đầu tốc độ tăng trưởng lần lượt là: Sắt thép (1.183%), cao su (82,3%), nông sản (70,8%), sản phẩm mây, tre, cói và thảm (60,3%), hạt tiêu (48%), phương tiện vận tải và phụ tùng (35,3%), gốm sứ (35,2%), máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (21%).

Hầu hết mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đều tăng trưởng tốt. (Ảnh minh họa)
Hầu hết mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đều tăng trưởng tốt. (Ảnh minh họa)

Tại hội nghị, các chuyên gia của Việt Nam và Vương quốc Anh đã tập trung đánh giá những cơ hội tăng trưởng cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, đồng thời nêu bật những kết quả đã đạt được và định hướng tận dụng hiệu quả Hiệp định UKVFTA.

Ngoài ra, tại phiên thảo luận, các chuyên gia đại diện cho các Hiệp hội Doanh nghiệp, ngành hàng của Việt Nam, Vương quốc Anh và đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương đã trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp thông qua việc giải đáp những tình huống thực tế mà một số doanh nghiệp hiện đang gặp phải trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Vương quốc Anh.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam và Vương quốc Anh tổ chức các hoạt động đa dạng khác để góp phần tích cực vào việc xây dựng các chính sách thiết thực và hiệu quả nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định UKVFTA.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.