Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Tăng cường kiểm tra, giám sát trong thực hiện Chương trình MTQG 1719: Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân (Bài 2)

Tùng Nguyên - 10:43, 17/12/2023

Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc quy định rõ quyền, nội dung, tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án, hoạt động thuộc Chương trình MTQG 1719. Với mô hình điểm là Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, quyền làm chủ của Nhân dân đã được phát huy.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khảo sát dự án sử dụng vốn ODA thuộc Chương trình MTQG 1719 tại Bắc Kạn, ngày 13/2/2023 )
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khảo sát dự án sử dụng vốn ODA thuộc Chương trình MTQG 1719 tại Bắc Kạn, ngày 13/2/2023 )

Giám sát tại cơ sở

Công tác giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCĐ) được yêu cầu thực hiện cách đây gần 20 năm, theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu về GSĐTCĐ đến nay đã được luật hóa trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh tra, Luật Đầu tư công. Gần đây nhất, Luật Thực hiện dân chủ cơ sở năm 2022 (có hiệu lực ngày 1/7/2023) cũng quy định về hoạt động và tổ chức Ban GSĐTCĐ (Điều 41). Theo đó, Ban GSĐTCĐ được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập dựa theo từng chương trình, dự án đầu tư công, dự án đầu tư.

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ – TTg (Chương trình MTQG 1719) là chính sách ưu việt của Nhà nước dành cho đồng bào các DTTS, lần đầu tiên đồng bào có một chương trình MTQG riêng. Vì thế, trong quá trình triển khai, để đồng thụ hưởng các chính sách tốt nhất, tạo đột phá phát triển KT – XH cho vùng, việc phát huy cao nhất vai trò của Mặt trận, đoàn thể, cán bộ mặt trận, đoàn thể trong tuyên truyền, nêu cao giám sát của Nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trước khi Chương trình MTQG 1719 triển khai trong thực tiễn, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; trong đó có quy định cụ thể về hoạt động GSĐTCĐ. Thông tư quy định cụ thể về quyền, nội dung, tổ chức thực hiện GSĐTCĐ đối với các dự án, hoạt động thuộc Chương trình MTQG 1719.

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT, nội dung GSĐTCĐ bao gồm: Việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của Nhân dân; tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án; việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công; phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng;...

Tỉnh Lào Cai đang kiến nghị Trung ương xem xét điều chỉnh một số chỉ tiêu để bảo đảm thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719.
Tỉnh Lào Cai đang kiến nghị Trung ương xem xét điều chỉnh một số chỉ tiêu để bảo đảm thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719.

Triển khai Chương trình MTQG 1719, các địa phương đã thành lập Ban GSĐTCĐ tại các xã. Hoạt động GSĐTCĐ với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” nên đã phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phát huy tri thức bản địa của người dân trong đầu tư, từ đó gia tăng hiệu quả nguồn vốn trong các chương trình, dự án.

Đơn cử ở xã Trần Phú (Na Rì, Bắc Kạn), từ năm 2022 đến tháng 8/2023, Ban GSĐTCĐ xã đã thực hiện 8 cuộc giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn. Qua giám sát, Ban GSĐTCĐ đã có 14 kiến nghị về công tác thi công, sử dụng chất lượng vật liệu,... gửi cơ quan chuyên môn và đơn vị thị công. Nhờ đó, nhiều công trình từ góp ý của Ban GSĐTCĐ xã đã đạt hiệu quả cao sau khi đưa vào sử dụng (Công trình đường liên thôn Pá phấy - Nà Noong; nhà văn hoá thôn Pá Phấy; đường liên thôn Khau Móoc - Nà Mới; đường vào các khu sản xuất Soong Sáo, Phiêng Pụt; xây rãnh thoát nước đường liên thôn Khau Móoc - Phiêng Pụt…).

Kịp thời điều chỉnh

Công tác kiểm tra, giám sát Chương trình MTQG 1719 cũng được triển khai quyết liệt ở cấp huyện, cấp tỉnh. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của cấp trung ương, các địa phương đã chỉ đạo triển khai xây dựng và bố trí nguồn lực triển khai công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình. 

Qua công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đã giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình MTQG 1719 phát huy những kết quả tích cực và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý tồn tại, hạn chế phát sinh để đảm bảo thực hiện Chương trình có hiệu quả, đúng mục tiêu, tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

Đặc biệt, từ kết quả kiểm tra, giám sát thường xuyên, các địa phương đã kịp thời điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Trung ương xem xét điều chỉnh một số nội dung để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719. Đơn cử như tỉnh Lào Cai, thông qua giám sát, HĐND tỉnh xác định, khi xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, UBND tỉnh “chốt” danh sách hộ nghèo để triển khai các nội dung hỗ trợ. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện, nhiều hộ gia, địa phương đã thoát diện nghèo nên không còn thuộc diện được thụ hưởng chính sách, trong khi đó các dự án mà họ được hỗ trợ chưa hoàn thành, chưa hết chu kỳ sản xuất...

Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là chỉ tiêu giảm nghèo, giảm địa bàn đặc biệt khó khăn Trung ương giao cho tỉnh Lào Cai khá cao. Vì vậy, Lào Cai kiến nghị xem xét điều chỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giai đoạn 2022 - 2025 vùng đồng bào DTTS và miền núi giao cho tỉnh, giảm từ 6% xuống 5%; điều chỉnh chỉ tiêu “Số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn” từ 47,1% (tương đương với 33 xã) xuống 44,2% (tương đương với 31 xã); điều chỉnh chỉ tiêu “Số thôn không thuộc khu vực III ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn” từ 50% (tương đương với 65 thôn) xuống 47,6% (tương đương với 62 thôn);...

Phát huy quyền làm chủ là động lực để người dân hăng hái tham gia Chương trình MTQG 1719. (Trong ảnh: Đoàn viên, thanh niên xã Trần Phú, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn và người dân chung sức xây dựng Nhà Văn hóa thôn Khuổi A)
Phát huy quyền làm chủ là động lực để người dân hăng hái tham gia Chương trình MTQG 1719. (Trong ảnh: Đoàn viên, thanh niên xã Trần Phú, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn và người dân chung sức xây dựng Nhà Văn hóa thôn Khuổi A)

Tại các hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình MTQG được tổ chức trong tháng 6, tháng 7/2023, diễn ra ở nhiều khu vực, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầ A Lềnh khẳng định, nhiều địa phương đã có chủ động, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cũng cho rằng, quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 vẫn còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn. Để chương trình đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải có quyết tâm cao, phát huy vai trò, sự tham gia, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường của người dân; tăng cường tuyên truyền vận động, tạo đồng thuận trong Nhân đân; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính dân chủ; tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm hay, bài học quý, nhân rộng điển hình; rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp lý, kịp thời phát hiện những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn; thực hiện tốt quy chế phối hợp.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của Chương trình MTQG 1719 đã được cấp có thẩm quyền thông qua là 50.000 tỷ đồng. Trên cơ sở Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH ngày 22/5/2022 và Nghị quyết số 659/NQ-UBTVQH ngày 14/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao 49.555,593 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các địa phương thực hiện Chương trình MTQg 1719. Các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Chương trình.

Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.