Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Tăng cường trang bị kiến thức an toàn cho lao động người DTTS

Vân Khánh - 10:36, 22/01/2022

Thời gian qua, nhiều lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, khác khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ, vùng Đông Bắc. Tuy nhiên, phần lớn người DTTS chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về vệ sinh lao động, an toàn lao động dẫn đến chịu nhiều rủi ro. Điều này đòi hỏi các cấp ngành cần nâng cao vai trò trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức đảm bảo an toàn cho lao động người DTTS.

Lãnh đạo Viện Khoa học ATVSLĐ và Phân viện miền Trung khảo sát tại công trình xây dựng đường ngầm TP. Đà Nẵng.
Lãnh đạo Viện Khoa học ATVSLĐ và Phân viện miền Trung khảo sát tại công trình xây dựng đường ngầm TP. Đà Nẵng.

Xu hướng chuyển dịch lao động người DTTS

Theo thông tin từ Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hiện nay nhiều người ở vùng DTTS và miền núi chuyển về vùng lao động ở khu đô thị, khu công nghiệp. Họ thường làm việc trong nhà máy, công trường xây dựng, trong hầm lò, cơ sở sản xuất tại các làng nghề, khu công nghiệp...

Hiện nay, mặc dù đã có một số hoạt động thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ, phòng, chống dịch Covid-19 trên các phương tiện truyền thống đại chúng. Tuy nhiên, nhiều người dân đồng bào vùng DTTS&MN vẫn chưa được trang bị đầy đủ lượng thông tin, kiến thức về kỹ năng, cách thức lao động an toàn và phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với trình độ, ngôn ngữ, văn hóa và cả lứa tuổi, giới tính.

Với kiến thức, kỹ năng an toàn, phòng dịch tiếp thu được một cách cóp nhặt thông qua các bản tin, phóng sự và các lớp huấn luyện ngắn ngày, khóa đào tạo ngắn hạn, trung hạn, hầu hết lao động là đồng bào DTTS đang đối mặt nhiều nguy cơ, thách thức về lây nhiễm dịch bệnh, mất an toàn, vệ sinh lao động, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm...

Do đó, những kiến thức phổ biến về ATVSLĐ, BVMT, phòng chống dịch, an toàn thực phẩm đến với người lao động vùng đồng bào DTTS, nhất là những người dân đang lao động, sinh sống tại các vùng công nghiệp, làng nghề rất cần sự quan tâm, đầu tư từ chính quyền sở tại và chủ các doanh nghiệp, đến Ban Quản lý các KCN, các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn.

Đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia tại trường Cao đẳng Than khoáng sản Việt Nam.
Đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia tại trường Cao đẳng Than khoáng sản Việt Nam.

Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền

Theo đó giai đoạn 2021 – 2025 và đến năm 2030, nhiều vấn đề cấp bách về ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe người lao động người DTTS cần phải giải quyết. Tiêu biểu như: Ngăn chặn sự gia tăng tai nạn lao động, đặc biệt là các vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết nhiều người trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, hóa chất, hóa dầu. Nhằm thích ứng, an toàn và kiểm soát dịch Covid-19 cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát ô nhiễm môi trường lao động, từng bước cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa ATLĐ, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong các chuỗi cung ứng thuộc các lĩnh vực xuất khẩu trọng điểm. Đồng thời, các ngành chức năng cần nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động, đặc biệt khu vực làng nghề, khu vực nông nghiệp, trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, gắn kết với ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, việc làm thỏa đáng và sự phát triển bền vững.

TS. Nguyễn Anh Thơ cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đòi hỏi các tổ chức phải thay đổi trong quản trị, điều hành để thích ứng với tình hình mới. Theo đó, việc có được các chương trình truyền thông, hướng dẫn phổ biến, huấn luyện ATVSLĐ, phòng, chống dịch, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm phù hợp cho lao động là đồng bào DTTS là hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp người lao động an toàn hơn trong lao động và sinh hoạt, giúp các doanh nghiệp, người sử dụng lao động có biện pháp, kế hoạch, giải pháp được triển khai, các ngành, địa phương có chương trình can thiệp nhằm hạn chế rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và giúp cho quốc gia có chiến lược, chính sách, chương trình phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động vùng đồng bào DTTS phù hợp.

Hy vọng thông qua việc tăng cường tuyên truyền, tập huấn kỹ năng an toàn cho người lao động sẽ góp phần tác động thúc đẩy phát triển bền vững, tăng năng suất và bảo vệ môi trường ở các vùng kinh tế trọng điểm, các làng nghề, các đô thị. Lao động người DTTS gắn bó với doanh nghiệp, cũng như niềm hạnh phúc được an toàn khi trở về bản làng mỗi khi Xuân về./.

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Chiều 12/9, UBND tỉnh Gia Lai đã phát động, vận động, kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Buổi phát động được kết nối trực tuyến với 17 điểm cầu tại 17 huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.