Các địa phương vùng đồng bào DTTS đã và đang nhân rộng các mô hình sinh kế, hướng tới giảm nghèo hiệu quả.Đa dạng hóa các mô hình
Như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, để công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS đạt hiệu quả, chính quyền huyện đã tích cực huy động, lồng ghép các nguồn vốn để tổ chức thực hiện các dự án, mô hình hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người dân trên địa bàn.
Tiêu biểu như tại xã Mường Luân, một trong những vựa lúa lớn của huyện Ðiện Biên Ðông đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên đời sống bà con Nhân dân trên địa bàn xã được nâng lên nhiều so với trước đây.
Ông Lò Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Luân cho biết, các mô hình, dự án phát triển sản phẩm lúa chất lượng cao trên địa bàn xã đã giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, từng bước thay thế các giống lúa địa phương bằng các loại giống lúa thuần chất lượng cao. Đặc biệt, hiện nay, xã Mường Luân đang ưu tiên phát triển 20ha giống lúa chất lượng cao do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai, mang lại nguồn thu nhập chính, dồi dào cho người dân trong vụ mùa này.

Việc huy động các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 để đầu tư phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tạo thêm nguồn vốn trong đồng bào DTTS, mở ra nhiều mô hình sản xuất mới, hiệu quả cao.
Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, thành phố Huế
Theo đánh giá của Huyện ủy Điện Biên Đông, các mô hình hỗ trợ sinh kế được người dân đồng thuận và tham gia nhiệt tình. Để đạt được kết quả đó, ngoài việc tập trung chăm lo cho người nghèo, huyện còn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm bình quân mỗi năm trên 5%.
Với các huyện Nam Đông, A Lưới, thành phố Huế, để hỗ trợ đồng bào DTTS nâng cao thu nhập, chính quyền các cấp đã đẩy mạnh các mô hình phát triển kinh tế trang trại; khuyến khích các hộ đồng bào DTTS mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, tận dụng tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, các địa phương còn phối hợp với ngành nông nghiệp phát triển đa dạng các mô hình chăn nuôi, đưa trang thiết bị máy móc vào sản xuất gắn với chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm.
Mô hình trang trại trồng rừng kết hợp chăn nuôi gia súc ở huyện A Lưới, thành phố Huế cho thu nhập cao (Ảnh: Bá Trí). HT1: Còn ở xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, trước đây, từng là một trong những hộ nghèo, được hỗ trợ vốn chuyển đổi ngành nghề và vốn vay phát triển sản xuất, ông Thạch Chơn, ấp Trung Bình, đã có cuộc sống ổn định. Chia sẻ với chúng tôi, ông Chơn cho biết: “Được chính quyền địa phương hỗ trợ 10 triệu đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Trị cho vay 40 triệu đồng, gia đình tôi đầu tư xây dựng chuồng trại và mua cặp bò giống về nuôi. Giờ chúng tôi tập trung phát triển đàn bò, nỗ lực lao động để cuộc sống ngày càng ổn định”.
Góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn
Theo ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, thành phố Huế, phát triển chăn nuôi và kinh tế trang trại là chủ trương lớn của huyện nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra các vùng tập trung sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nông dân. Việc huy động các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 để đầu tư phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tạo thêm nguồn vốn trong đồng bào DTTS, mở ra nhiều mô hình sản xuất mới, hiệu quả cao.
Còn theo thông tin từ Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng: Tính từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã và đang triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hơn 4.500 hộ, với số tiền 45,6 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Sóc Trăng đã hỗ trợ đất ở cho 338 hộ, nhà ở cho 1.899 hộ, nước sinh hoạt cho 1.223 hộ, triển khai xây dựng 113 công trình trong vùng đồng bào DTTS… Cùng với việc hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi ngành nghề, giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Sóc Trăng còn chỉ đạo 19 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tập trung ưu tiên đào tạo nghề, trang bị kiến thức kỹ năng nghề cho 45.700 người, chủ yếu là DTTS.
Ông Thạch Chơn, ấp Trung Bình, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng chăm sóc đàn bò từ nguồn hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất của Chương trình 1719 (Ảnh minh họa).Có thể thấy, việc hỗ trợ sinh kế từ Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa quan trọng với người dân vùng đặc biệt khó khăn. Với những kết quả đã đạt được và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ngành chức năng và nỗ lực vươn lên của người dân, việc triển khai nội dung hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế thuộc Chương trình MTQG 1719 sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong mục tiêu giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong đó, việc tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch phù hợp theo từng vùng, tăng cường liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, bổ sung nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để thực hiện cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, tăng cường đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp… giúp mở rộng sinh kế, cải thiện thu nhập cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, góp phần để các địa phương từng bước hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Với những kết quả đã đạt được và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ngành chức năng và nỗ lực vươn lên của người dân, việc triển khai nội dung hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế thuộc Chương trình MTQG 1719 sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong mục tiêu giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.