Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn xóa bỏ hủ tục trong đám tang của dân tộc Mông

PV - 11:43, 25/04/2023

Sáng 25/4, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Hà Giang tổ chức khai mạc lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn xóa bỏ hủ tục trong tổ chức đám tang, đám ma khô của dân tộc Mông tại xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Tham dự có lãnh đạo Sở VHTT&DL; Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh; huyện Quản Bạ; UBND xã Tùng Vài và đông đảo học viên.

Lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn xóa bỏ hủ tục trong tổ chức đám tang, đám ma khô của dân tộc Mông
Lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn xóa bỏ hủ tục trong tổ chức đám tang, đám ma khô của dân tộc Mông

Lớp tập huấn diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 25 - 28/4), đối tượng tham gia là các già làng, trưởng thôn, Người có uy tín. Tại lớp tập huấn, các học viên được nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Mông  Hùng Đại Kỳ - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh truyền đạt các nội dung: Các văn bản, định hướng và các quy định của Nhà nước về việc bài trừ những hủ tục và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đánh giá thực trạng các hủ tục trong đám tang của đồng bào Mông tỉnh Hà Giang và các tỉnh lân cận. Nêu những việc làm, thói quen và các tập tục trong đám tang, ma của người Mông bị coi là hủ tục; tổng hợp một số nội dung tích cực của dân tộc khác để bài trừ các hủ tục và sửa đổi, cải tiến các tập tục đã cũ.

Các học viên được nghệ nhân Vàng Chá Thào - Chủ tịch Hội Nghệ nhân dân gian xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn; Nghệ nhân ưu tú Ma Kháy Sò, huyện Quản Bạ giới thiệu khái quát các nghi lễ trong đám tang, ma của người Mông; mục đích, ý nghĩa của từng nghi lễ, hình thành đám tang được người Mông duy trì đến nay; một số giải pháp cần xóa bỏ các hủ tục trong đám tang, ma khô; giải pháp để thực hiện theo nếp sống văn minh, xóa bỏ, sửa đổi các hủ tục trong đám ma của dân tộc Mông; cách thức thực hiện, hóa giải tâm linh, nghi thức đám ma của người Mông; hướng dẫn chuyển đổi các bài khèn.

Từ đó, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh trong vùng đồng bào dân tộc Mông.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.