Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Tập trung Phát triển các xã, thôn 135: Hướng thoát nghèo bền vững ở Tiên Yên

PV - 17:16, 14/04/2018

Huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) hiện có xã Hà Lâu và 12 thôn thuộc 4 xã trên địa bàn nằm trong diện ĐBKK được thụ hưởng Chương trình 135. Để đưa Hà Lâu và các thôn sớm ra khỏi diện ĐBKK, một trong những giải pháp được huyện Tiên Yên chú trọng là thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình sinh kế.

Khe Mạ là một trong 2 thôn ĐBKK của xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên. Địa bàn thôn rộng, nhưng chỉ có 26 hộ dân sinh sống; trước năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo ở Khe Mạ lên tới gần 100%. Trong đó, nguyên nhân nghèo đầu tiên phải kể đến là cơ sở hạ tầng ở Khe Mạ thiếu và yếu, nhất là đường giao thông.

Giao thông góp phần quan trọng để giảm nghèo bền vững. Giao thông góp phần quan trọng để giảm nghèo bền vững.

 

Huyện Tiên Yên, xã Phong Dụ xác định, để đưa Khe Mạ thoát khỏi khó khăn việc đầu tiên là phải làm đường. Đầu năm 2015, tuyến đường từ quốc lộ 18C đến Khe Mạ sang thôn Khe Quang của xã vùng cao Đại Dực dài 11km được khởi công với tổng vốn đầu tư hơn 15 tỷ đồng, trong đó 12 tỷ đồng từ nguồn xây dựng nông thôn mới, còn lại từ nguồn xã hội hóa. Tháng 3/2016, tuyến đường hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Từ khi có đường mới, tư duy phát triển kinh tế của bà con cũng mới hẳn. Cùng với nguồn lực từ Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình 135, nhiều gia đình đã thoát nghèo. Từ năm 2015 trở về trước, Khe Mạ có gần 100% hộ nghèo; nhưng hiện tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn hơn 23%, theo chuẩn nghèo đa chiều.

Được biết, huyện Tiên Yên đang phấn đấu đưa Khe Mạ thoát khỏi diện ĐBKK vào năm 2018, cùng với thôn Khe Vàng của xã Điền Xá. Còn trong năm 2017 này, huyện sẽ tập trung đưa thôn Khe Mười của xã Đại Thành ra khỏi Chương trình 135.

Theo ông Hoàng Mạnh Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên, để thực hiện mục tiêu đưa 12 thôn thuộc 4 xã và xã Hà Lâu ra khỏi diện ĐBKK, thời gian qua, huyện đã tập trung lồng ghép nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất. Bên cạnh nguồn lực từ Chương trình xây dựng NTM, huyện cũng đã phân bổ hợp lý nguồn lực Chương trình 135 cho địa phương đẩy mạnh công tác giảm nghèo.

“Huyện cũng đã dự toán tổng kinh phí đầu tư hỗ trợ các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, giai đoạn 2017-2020 là khoảng 110,2 tỷ đồng, trong đó vốn Chương trình 135 là 60,9 tỷ đồng, vốn huy động xã hội hoá là 9,3 tỷ đồng, vốn lồng ghép khác là 40 tỷ đồng”, ông Hưng cho biết.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên thông tin thêm, mục tiêu trên hết của Tiên Yên là phấn đấu nâng cao thu nhập của người dân, nhất là bà con ở các thôn, xã ĐBKK, qua đó đẩy mạnh công tác giảm nghèo. Cụ thể, Tiên Yên đang nỗ lực tập trung xây dựng hiệu quả các mô hình sinh kế mới bảo đảm thoát nghèo bền vững. Từ đó, hướng tới mục tiêu, năm 2020 phấn đấu thu nhập bình quân của người dân các xã, thôn 135 là 18 triệu đồng/năm (tăng 4,5 triệu đồng so với hiện nay), giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%...

Theo kế hoạch, hết năm 2019, huyện Tiên Yên sẽ đưa xã Hà Lâu và các thôn của xã Đại Dực, Đại Thành ra khỏi diện ĐBKK. Huyện đang tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả ở các địa phương này, như: mô hình nuôi gà, trồng ớt ở xã Hà Lâu; chăn nuôi gà, lợn thương phẩm ở xã Phong Dụ, Đại Dực; mô hình trồng cây dược liệu cà gai leo và dây thìa canh ở xã Yên Than;…

KHÁNH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên bản người Mảng

Diện mạo mới trên bản người Mảng

Pá Sập thuộc xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là bản có đông đồng bào Mảng sinh sống. Pá Sập từng là bản khó khăn, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, cuộc sống của đồng bào Mảng cũng như diện mạo cơ sở hạ tầng của bản đang dần đổi thay.