Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Thái Nguyên: Người dân bức xúc vì mỏ đá Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú

Nguyễn Kiều - 17:03, 01/03/2023

Mặc dù mỏ đá Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú đã làm tốn nhiều giấy mực của các cơ quan báo chí. Thế nhưng, nhiều hộ dân xã Phúc Thuận, Tp. Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) vẫn liên tục phản ánh về quy trình khai thác chưa bảo đảm an toàn, nước thải từ mỏ chảy ra gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Mỏ Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú hoạt động đã tận dụng đầu nguồn của con suối làm bể chứa nước, phục vụ cho tuyển rửa cát sỏi
Mỏ Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú hoạt động đã tận dụng đầu nguồn của con suối làm bể chứa nước, phục vụ cho tuyển rửa cát sỏi

Theo phản ánh của nhiều hộ dân, trước đây xóm Nông Trường có một con suối nhỏ chảy bắt nguồn từ khe núi giáp với đền Nghè Nóng, chảy ngang qua đường rồi chảy ra suối lớn. Từ khi mỏ Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú vào hoạt động, đã tận dụng đầu nguồn của con suối làm bể chứa nước, phục vụ cho tuyển rửa cát sỏi. Mỗi khi trời mưa lượng nước lớn các bể không đủ sức chứa, nước thải, bùn đất chảy thẳng ra môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống nhiều hộ dân.

Ngày 9/2, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Vũ Văn Cường, người dân sinh sống gần khu vực mỏ cho biết: Khoảng tháng 5/2022, trong quá trình khai thác mỏ Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú đã làm sạt lở đất đá vào căn nhà gia đình ông đang sinh sống. Đất, đá đè lấp lên người khiến ông Cường phải nhập viện, cùng nhiều vật dụng trong gia đình bị hư hỏng. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương cùng đại diện Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú đã xuống kiểm tra, lập biên bản, thế nhưng gia đình ông Cường lại không được bồi thường hỗ trợ.

Ông Vũ Văn Cường - người dân sinh sống gần khu vực mỏ cho biết: Khoảng tháng 5/2022, trong quá trình khai thác mỏ Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú đã làm sạt lở đất đá vào căn nhà gia đình ông đang sinh sống. Đất, đá đè lấp lên người khiến ông Cường phải nhập viện
Ông Vũ Văn Cường - người dân sinh sống gần khu vực mỏ cho biết: Khoảng tháng 5/2022, trong quá trình khai thác mỏ Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú đã làm sạt lở đất đá vào căn nhà gia đình ông đang sinh sống. Đất, đá đè lấp lên người khiến ông Cường phải nhập viện

Ngày 10/2 ông Trần Văn Trung, Trưởng xóm Nông Trường bức xúc nói: Từ khi mỏ Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú đi vào hoạt động đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình của Nhân dân xóm làng chúng tôi. Trời nắng thì bụi mù mịt, trời mưa thì nước thải, bùn, đất, cát sỏi của mỏ chảy tràn qua đường rồi trút xuống đồng ruộng và đường bê tông của xóm. Cụ thể đã làm hỏng và gẫy vỡ tuyến đường bê tông của xóm rộng 3 m, dài 150 m và làm ảnh hưởng đến cả cánh đồng ruộng của Nhân dân đang canh tác, làm thiệt hại đến hoa màu của các hộ dân.

Việc này xóm đã báo cáo chính quyền địa phương đến xác minh và làm việc. Các cơ quan báo chí cũng đã vào cuộc để phản ánh, mỏ đã khơi thông dòng chảy của con mương cũ, nhưng được một thời gian ngắn mỏ lại đầu tư đất để tiếp tục lấp con mương cũ lại dẫn đến người dân bức xúc.

Người dân xóm Nông Trường phản ánh mỏ đá Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú hoạt động làm làm rung chấn, rạn nứt nhà dân
Người dân xóm Nông Trường phản ánh mỏ đá Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú hoạt động làm làm rung chấn, rạn nứt nhà dân

Ông Trung cho biết thêm, vừa qua xóm đã đăng ký với UBND xã Phúc Thuận làm lại tuyến đường đã bị gãy hỏng để phù hợp với nông thôn mới. Mỏ đã đến đặt vấn đề có nguyện vọng muốn đóng góp xây mương để nước thải của mỏ chảy chung với nước thải sinh hoạt của Nhân dân. 

Xóm đã tổ chức hội nghị và đã mời đại diện của mỏ ông Nguyễn Văn Cam đến dự. Ông Cam phát biểu ý kiến muốn đóng góp 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) để xây mương. Qua họp bàn tính toán con mương dài 150 m thì một trăm triệu không đủ xây dựng, ông Cam đã không hợp tác bỏ về và trả lời với xóm là mỏ sẽ thiết kế làm làm đường mương riêng.

Nhiều người dân sinh sống gần khu vực mỏ Cát Kết phản ánh: Trước khi mỏ Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú đi vào hoạt động không lấy ý kiến tham vấn cộng đồng. Trong quá trình khai thác không có hành lang bảo vệ an toàn, vị trí khai thác của mỏ sát với nhà dân đang sinh sống.

Từ lúc mỏ đi vào hoạt động đã xảy ra rất nhiều vụ sạt lở đất nghiêm trọng. Trong đó, vụ sạt vào nhà ông Cường làm đá lăn vào người bị thương phải đi viện, sau khi vụ việc xảy ra, xóm đã báo cáo với UBND xã Phúc Thuận lên lập biên bản và yêu cầu mỏ phải làm phương án chống sạt lở để bảo đảm an toàn cho người dân. Thế nhưng, từ tháng 5/2022 đến nay, phương án vẫn không được triển khai thực hiện. Phải chăng là mỏ bất chấp người dân, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng và tài sản của người dân.

Ngày 13/2 trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Văn Cam, đại diện Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú cho biết: Nước thải của mỏ chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Vừa qua họp xóm, mỏ có ý kiến xin đóng góp 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) để xây mương nhưng người dân không đồng ý. Khi được hỏi người dân phản ánh mỏ đã xảy ra nhiều vụ sạt lở, ông Cam cho biết do người dân múc đất đi bán không liên quan đến mỏ.

Người dân xóm Nông Trường phản ánh nước thải từ mỏ đá Cát Kết đã làm hỏng và gẫy vỡ tuyến đường bê tông của xóm rộng 3 m, dài 150 m và làm ảnh hưởng đến cả cánh đồng ruộng của Nhân dân đang canh tác
Người dân xóm Nông Trường phản ánh, nước thải từ mỏ đá Cát Kết đã làm hỏng và gẫy vỡ tuyến đường bê tông của xóm rộng 3 m, dài 150 m, làm ảnh hưởng đến cả cánh đồng ruộng của Nhân dân đang canh tác

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Công Hanh. Chủ tịch UBND xã Phúc Thuận cho biết: Vừa qua, khi nhận được thông tin phản ánh từ người dân về việc mỏ Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú xả thải ra môi trường, làm sạt lở vào nhà dân, UBND xã đã mời đại diện doanh nghiệp và người dân xóm Nông Trường lên làm việc. "Tại buổi làm việc UBND xã đã yêu cầu doanh nghiệp khai thác xa các hộ dân theo đúng phương án chống sạt lở. Đối với mương nước bị lấp, xã yêu cầu công ty cùng xóm múc đất lên để khơi thông dòng chảy, đồng thời tìm lại mương nước cũ để cho công ty làm đường nước thải riêng", ông Hanh thông tin thêm.

Mặc dù UBND xã Phúc Thuận đã chỉ đạo như vậy, thế nhưng người dân nơi đây vẫn phản ánh, mỏ Cát Kết của Công ty TNHH Hằng Ngọc Tú không thực hiện theo chỉ đạo của chính quyền nơi đây.

Thiết nghĩ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên cần sớm chỉ đạo các sở, ngành liên quan vào cuộc xử lý dứt điểm sự việc để tránh được tình trạng Nhân dân bức xúc kéo dài...

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc.

Tin cùng chuyên mục
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Ngày 06/10/1975, lực lượng Công an vũ trang tỉnh Rạch Giá, nay là Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang chính thức triển khai trong phạm vi toàn tỉnh. Từ đây, bắt đầu chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Và ngày 26/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã ra Quyết định số 4424/QĐ-BTL công nhận ngày 06/10/1975 là Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang...