Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Minh Thu - 06:38, 19/12/2023

Từ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu giúp giao thông đi lại thuận tiện, thúc đẩy kinh tế, giao thương phát triển, nâng cao đời sống người dân.

Lãnh đạo UBND huyện Đồng Hỷ kiểm tra công trình xây dựng đường bê tông xóm Bản Tèn.
Lãnh đạo UBND huyện Đồng Hỷ kiểm tra công trình xây dựng đường bê tông xóm Bản Tèn.

Đồng Hỷ là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thái Nguyên với trên 54% đồng bào DTTS sinh sống, chủ yếu là người Mông, Dao, Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu... Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện chiếm hơn 13,4%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,55%, cận nghèo chiếm 5,88%.

Thực hiện Dự án 4: “Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình MTQG 1719, huyện Đồng Hỷ được phân bổ trên 35 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 30 tỷ đồng. Tính đến nay, huyện đã triển khai đầu tư mới 43 công trình, đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa xóm, trường học, tường rào và các công trình phụ trợ; cải tạo, sửa chữa 14 công trình cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn.

Xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng là một xóm vùng cao với 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nơi đây từng được gọi là bản “5 không”: không điện, không đường, không trường trường, không trạm, không nước sạch. Từ cuối năm 2014, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, tuyến đường bê tông dài hơn 5km từ cầu treo Vân Khánh lên Bản Tèn đã được khởi công xây dựng với tổng kinh phí gần 38 tỷ đồng. Tháng 8/2016, Dự án cấp điện cho các hộ nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh được khởi động với tổng vốn đầu tư gần 11 tỷ đồng nhằm phục vụ cấp điện cho hộ dân ở các xóm vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều người dân tộc Mông sinh sống đặc biệt khó khăn, chưa có điện lưới quốc gia của xã Văn Lăng. Các công trình nhà lớp học cũng được khởi công xây dựng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giảng dạy và học tập của thầy và trò vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Năm 2023, công trình đường từ xóm Khe Hai đến xóm Văn Khánh, xã Văn Lăng là công trình giao thông cấp IV kết nối từ xã Văn Lăng sang huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn với tổng chiều dài trên 6,4 km, kết cấu đường bê tông nhựa, có đầy đủ rãnh dọc, cống ngang và hệ thống an toàn giao thông với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG 1719, vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện đối ứng. Khi tuyến đường hoàn thành sẽ mở rộng thông thương, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của người dân nơi đây.

Thi công tuyến đường xóm Khe Hai đến xóm Văn Khánh.
Thi công tuyến đường xóm Khe Hai đến xóm Văn Khánh.

Anh Lý Văn Chàu, xóm Liên Phương, xã Văn Lăng phấn khởi cho biết: "Trước đây con đường này đi lại rất khó khăn, bây giờ được Nhà nước đầu tư làm đường mới bà con, Nhân dân trong xóm đều rất vui mừng, phấn khởi".

Mới đây, huyện Đồng Hỷ cũng đã khởi công trình đường bê tông xóm Bản Tèn có chiều dài 2,3 km, bề rộng nền đường 5m, mặt đường rộng 3,5 và hệ thống cống, rãnh thoát nước với tổng mức đầu tư trên 11,8 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719.

Còn tại xã Tân Long, một xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ, công trình Nhà văn hóa xóm Đồng Luông mới được đầu tư xây dựng với tổng diện tích 150m2, tổng trị giá 400 triệu đồng. Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, Nhân dân trong xóm đã tự nguyện đóng góp 150 triệu đồng.

Ông Lý Văn Lắt, Bí thư Chi bộ xóm Đồng Luông, xã Tân Long chia sẻ: “Trước đây xóm không có Nhà Văn hóa để sinh hoạt, luôn phải đi sinh hoạt nhờ. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa mới, bà con Nhân dân vô cùng phấn khởi, từ nay đã có nơi sinh hoạt cộng đồng, giao lưu văn hóa, thể thao, phổ biến thông tin, tri thức đến Nhân dân”.

Đường vào các thôn, bản được đầu tư xây dựng khang trang, to đẹp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đường vào các thôn, bản được đầu tư xây dựng khang trang, to đẹp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể nói, Chương trình MTQG 1719 đã và đang là nguồn lực quan trọng giúp huyện Đồng Hỷ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo “sức bật” để đồng bào DTTS trên địa bàn huyện vươn lên có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ông Vũ Xuân Thái, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đồng Hỷ cho biết: Trong thời gian tới để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án của Chương trình MTQG 1719, huyện sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ các văn bản của Trung ương, các ban, ngành của tỉnh để hướng dẫn các địa phương, đơn vị được giao thực hiện dự án và tiểu dự án đúng theo quy định của pháp luật, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện… Chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng cường công tác y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.