Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thanh Chương (Nghệ An): Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn sự nghiệp thuộc Chương trình MTQG 1719

An Yên - 21:23, 25/10/2023

Trước thực tế một số tiểu dự án do đối tượng thụ hưởng ít, hướng dẫn chưa đầy đủ, người dân không có nhu cầu, thiếu điều kiện thực hiện nên huyện Thanh Chương (Nghệ An), đã đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).

Huyện Thanh Chương đang phối hợp với Ban quản lý dự án tái định cư thủy điện bản Vẽ để hoàn thành hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 xã tái định cư là Thanh Sơn và Ngọc Lâm nên chưa triển khai được tiểu dự án 1 của Dự án 3
Huyện Thanh Chương đang phối hợp với Ban quản lý dự án tái định cư thủy điện Bản Vẽ để hoàn thành hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 xã tái định cư là Thanh Sơn và Ngọc Lâm nên chưa triển khai được tiểu dự án 1 của Dự án 3

UBND huyện Thanh Chương vừa có văn bản gửi Ban dân tộc Nghệ An đề nghị điều chuyển hơn 4,537 tỷ đồng vốn sự nghiệp sang đơn vị khác; với lí do là gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nên không thể giải ngân hết nguồn vốn.

Ông Lang Văn Hoài, Phó chánh Văn phòng UBND huyện Thanh Chương cho biết: huyện đã đề nghị điều chuyển kế hoạch vốn sự nghiệp gồm:  tiểu dự án 1 của Dự án 3; tiểu dự án 3 của Dự án 5 "; tiểu dự án 1 và tiểu dự án 2 của Dự án 9 sang đơn vị khác.

Theo đó, với tiểu dự án 1 của Dự án 3 về phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; huyện xin điều chuyển, với lí do đang phối hợp với ban quản lý dự án tái định cư thủy điện bản Vẽ để hoàn thành hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 xã tái định cư là Thanh Sơn và Ngọc Lâm nên chưa triển khai được.

Với tiểu dự án 3 của Dự án 5 về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi, huyện xin điều chuyển do phần lớn người lao động đã được học qua các lớp nghề chăn nuôi, trồng trọt. Hiện nay không có lao động nào đăng ký học nghề, trong khi nguồn kinh phí cấp là hơn 2,6 tỷ đồng, nhưng đối tượng thụ hưởng ít nên không thể giải ngân hết.

Một góc xã tái định cư Ngọc Lâm
Một góc xã tái định cư Ngọc Lâm

Còn đối với tiểu dự án 1 của Dự án 9 về đầu tư phát triển kinh tế- xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù, huyện xin điều chuyển do hướng dẫn thực hiện không cụ thể. Nguyên nhân là do trên địa bàn huyện, nhóm đối tượng này chủ yếu là người Khơ Mú và người Ơ Đu, trong khi hướng dẫn lại không rõ ràng. Thiếu định mức hỗ trợ giá trị nguồn vốn vay quy đổi theo giá trị. 

Về tiểu dự án 2 của Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng được xin điều chuyển do đối tượng thụ hưởng ít.

Ông Lang Văn Hoài, Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Thanh Chương cũng cho biết thêm: theo Dự án 4, thì 2 xã tái định cư có 9 công trình được phê duyệt, hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 công trình là nhà văn hóa cộng đồng bản Thanh Yên và bản Chà Coong (xã Thanh Sơn), Trường THCS Ngọc Lâm (xã Ngọc Lâm). Riêng công trình trường mầm non Kim Lâm xã Thanh Sơn chưa triển khai do chưa phê duyệt, thẩm định xong hạng mục phòng cháy chữa cháy; 5 công trình khác chưa triển khai thi công.

Tin cùng chuyên mục
Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có đến 24 thành phần DTTS. Đồng bào DTTS sinh sống đan xen trên địa bàn rộng, cách xa trung tâm tỉnh. Với đặc thù này, mặc dù có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động đầu tư, hỗ trợ chính sách dân tộc, tuy nhiên bà con sống đan xen với các thành phần dân tộc khác nên việc học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, kinh doanh khá thuận lợi. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để đến nay huyện Thống Nhất đã nâng GRDP đạt trên 80 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,66%.