Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Con Cuông (Nghệ An): Điều chỉnh chuyển trả nguồn vốn nhiều dự án thuộc Chương trình MTQG 1719

Nguyễn Thanh - 23:08, 10/10/2023

Thiếu điều kiện thực hiện, địa bàn triển khai xa trung tâm, thậm chí người dân không có nhu cầu… là những nguyên nhân, lí do dẫn đến nhiều hạng mục công trình thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại huyện Con Cuông (Nghệ An) buộc phải điều chỉnh nguồn vốn. Lãnh đạo huyện Con Cuông nhấn mạnh rằng, việc điều chỉnh là để các dự án triển khai có hiệu quả hơn, sát thực tế nhu cầu sử dụng hơn và quan trọng nhất là để Chương trình MTQG 1719 sớm hoàn thành theo đúng tiến độ của giai đoạn.

Đối với tiểu dự án 3, dự án 5 về “phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN”; đã bố trí điều chuyển trả 4,165 tỷ đồng trong 2 năm 2022 và 2023 - Trong ảnh: Một lớp học tại bản Thạch Sơn xã Thạch Ngàn
Đối với Tiểu dự án 3, Dự án 5 về “phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN”; đã bố trí điều chuyển trả 4,165 tỷ đồng trong 2 năm 2022 và 2023. (Trong ảnh: Một lớp học tại bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông)

Chuyển trả hàng chục tỷ đồng

Chương trình MTQG 1719 tại huyện Con Cuông (Nghệ An) được thực hiện theo Nghị quyết 45 ngày 12/10/2022 của HĐND tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở này, huyện Con Cuông được phê duyệt 50 dự án. Trong hai năm 2022 và 2023, huyện được phê duyệt kế hoạch vốn bố trí cho 43 dự án. Tuy nhiên, căn cứ theo tiến độ thực hiện các tiểu dự án, dự án; huyện Con Cuông đã đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn cho phù hợp tình hình.

Theo đó, đối với nguồn vốn đầu tư, huyện Con Cuông điều chỉnh giảm kế hoạch nguồn vốn năm 2022 và 2023 đối với 6 dự án có tổng mức 23,52 tỷ đồng gồm: đường liên xã Cam Lâm – Lạng Khê; cải tạo, nâng cấp trạm y tế xã Lục Dạ; xây dựng, cải tạo một số hạng mục trường PTDTBT THCS Châu Cam; xây dựng trường PTDTNT THCS Con Cuông; xây dựng Trường Tiểu học Môn Sơn và Trường Mầm non Môn Sơn, điểm trường bản Cò Phạt; xây dựng mới một số hạng mục Trường Mầm non Thạch Ngàn.

Đồng thời, điều chỉnh tăng kế hoạch vốn đầu tư 7 dự án với 23,52 tỷ đồng, gồm: xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung bản Bạch Sơn xã Cam Lâm; xây dựng đường giao thông bản Liên Sơn - Hua Nà xã Lục Dạ; xây dựng đường giao thông bản Chôm Lôm - Đồng Tiến xã Lạng Khê; xây dựng đường giao thông bản Liên Hồng - bản Cống xã Cam Lâm; xây dựng đường giao thông bản Tổng Tiến xã Đôn Phục; xây dựng, cải tạo một số hạng mục trường PTDTBT THCS Thạch Ngàn; xây dựng cầu khe Chon vào bản Quắn xã Bình Chuẩn.

Cầu khe Chon vào bản Quắn xã Bình Chuẩn đã thi công xong phần trụ
Cầu khe Chon vào bản Quắn xã Bình Chuẩn đã thi công xong phần trụ

Còn với nguồn vốn sự nghiệp, năm 2022 và 2023, nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025 phân bổ cho huyện Con Cuông 165,27 tỷ đồng. Tuy nhiên, bám sát kế hoạch và tiến độ thực hiện, huyện Con Cuông điều chuyển, đề xuất trả nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2022 là 18,852 tỷ đồng; điều chuyển, đề xuất trả nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2023 là 77,288 tỷ đồng. Như vậy, tổng kinh phí đề xuất trả nguồn sự nghiệp năm 2022 và 2023 của huyện là 96,14 tỷ đồng.

Nhiều tiểu dự án, dự án phải điều chuyển

Đối với các Tiểu dự án 1 và 2 của Dự án 3; Tiểu dự án 3 của Dự án 5; Dự án 6; Tiểu dự án 2 của Dự án 10 thuộc nguồn vốn sự nghiệp được điều chuyển trả vì nhiều lý do.

Theo đó, với Tiểu dự án 1, Dự án 3 về “phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân” thực hiện tại huyện Con Cuông; kinh phí bố trí năm 2022 là 20,367 tỷ đồng nhưng đề xuất trả 17,967 tỷ đồng và bố trí năm 2023 là 101,755 tỷ đồng nhưng đề xuất trả 71,615 tỷ đồng. 

Theo huyện Con Cuông, lý do điều chuyển trả là: Trong hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3 có 6 nội dung được hỗ trợ; nhưng trên địa bàn mới thực hiện được nội dung 1 hỗ trợ khoán BVR, nội dung 2 hỗ trợ BVR, nội dung 6 trợ cấp gạo BVR; không thực hiện được nội dung 5 về hỗ trợ trồng rừng phòng hộ; nội dung 3 hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, và nội dung 4 hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ và phát triển rừng, thì có khả năng thực hiện, nhưng qua khảo sát của đơn vị được giao (BQL rừng phòng hộ, công ty TNHH MTV lâm nghiệp) không thực hiện được do diện tích manh mún.

Tiểu dự án 1, dự án 3 về “phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân” thực hiện tại huyện Con Cuông; kinh phí bố trí năm 2022 là 20,367 tỷ đồng nhưng đề xuất trả 17,967 tỷ đồng và bố trí năm 2023 là 101,755 tỷ đồng nhưng đề xuất trả 71,615 tỷ đồng – Trong ảnh: Một khu vực trồng cây keo lấy gỗ ở xã Mậu Đức, Con Cuông
Tiểu Dự án 1, Dự án 3 về “phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân” thực hiện tại huyện Con Cuông; kinh phí bố trí năm 2022 là 20,367 tỷ đồng nhưng đề xuất trả 17,967 tỷ đồng và bố trí năm 2023 là 101,755 tỷ đồng nhưng đề xuất trả 71,615 tỷ đồng. (Trong ảnh: Một khu vực trồng cây keo lấy gỗ ở xã Mậu Đức, Con Cuông)

Đối với Tiểu dự án 2, Dự án 3 về “hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN”; kinh phí được bố trí năm 2022 là 423 triệu đồng và năm 2023 là 1,161 tỷ đồng nhưng nguồn cả hai năm đều xin điều chỉnh trả 100%. Lý do điều chuyển trả là vì: không đáp ứng được điều kiện về diện tích vùng nguyên liệu theo Thông tư 10/2022 và 12/2023 của Bộ Y tế quy định diện tích tối thiểu là 210ha.

Đối với Tiểu dự án 3, Dự án 5 về “Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN”; kinh phí bố trí năm 2022 là 1,551 tỷ đồng, nhưng điều chuyển trả 57 triệu đồng; kinh phí bố trí năm 2023 là 5,316 tỷ đồng, nhưng điều chuyển trả 4,108 tỷ đồng. Lý do điều chuyển trả, là việc đào tạo cần hợp đồng với các đơn vị có đủ năng lực thực hiện, trong lúc ở địa phương không có đơn vị đủ năng lực đáp ứng theo quy định nên việc triển khai chậm, gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, khi đào tạo một số nghề yêu cầu cần có chứng chỉ mà ở nông thôn thì có những nghề không có chứng chỉ mà chỉ có nghệ nhân, dẫn đến việc triển khai khó khăn.

Dự án 7 về “chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”; kinh phí bố trí năm 2022 là 402 triệu đồng thì đã chuyển trả 100%; kinh phí bố trí năm 2023 là 1,049 tỷ đồng thì đã chuyển trả 281 triệu đồng – Trong ảnh: Cán bộ, nhân viên sở y tế khám và cấp thuốc cho người dân xã Thạch Ngàn
Dự án 7 về “chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”; kinh phí bố trí năm 2022 là 402 triệu đồng thì đã chuyển trả 100%; kinh phí bố trí năm 2023 là 1,049 tỷ đồng thì đã chuyển trả 281 triệu đồng – Trong ảnh: Cán bộ, nhân viên sở y tế khám và cấp thuốc cho người dân xã Thạch Ngàn

Đối với Dự án 7 về “chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”; kinh phí bố trí năm 2022 là 402 triệu đồng thì đã chuyển trả 100%; kinh phí bố trí năm 2023 là 1,049 tỷ đồng thì đã chuyển trả 281 triệu đồng. Lý do điều chuyển trả lại, là do Trung tâm y tế đã thực hiện chiến dịch chăm sóc sức khỏe-kế hoạch hóa gia đình và chiến dịch cân trẻ rồi nên không đưa vào thực hiện nữa.

Đối với Tiểu dự án 2, Dự án 10 về “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển KTXH và đảm bảo an ninh trật tự vùng DTTS&MN”, thì kinh phí bố trí năm 2022 là 60 triệu đồng, năm 2023 là 123 triệu đồng và đã chuyển trả 100% trong 2 năm.

Cũng theo huyện Con Cuông, trong việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, các dự án đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn, chủ yếu là do chuyển địa điểm xây dựng (2 dự án); các dự án thi công xa trung tâm, cung đường vận chuyển vật liệu khó khăn nhất là khi mưa bão do đó không đảm bảo khối lượng hoàn thành để giải ngân theo kế hoạch vốn đã được cấp.