Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thanh Hóa: Cấp đất, hỗ trợ xây dựng nhà cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông

Quỳnh Trâm - 16:01, 09/09/2022

Chiều 8/9, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị báo cáo tiến độ thực hiện việc cấp đất ở và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng chỉ đạo các địa phương sớm hoàn tất việc đưa đồng bào trên sống lên bờ có cuộc sống an cư ổn định
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng chỉ đạo các địa phương sớm hoàn tất việc đưa đồng bào đang sinh sống trên sông lên bờ để ổn định cuộc sống

Theo đó, tính đến ngày 31/8/2022, toàn tỉnh Thanh Hóa có 353 hộ đồng bào sinh sống trên sông. Trong đó, các huyện có số hộ sinh sống trên sông không thay đổi, cụ thể: Thọ Xuân có 81 hộ; Thiệu Hóa có 54 hộ (trong đó có 27 hộ là hộ gốc); Cẩm Thủy có 1 hộ; Vĩnh Lộc có 4 hộ; Thạch Thành 5 hộ; Yên Định 84 hộ; Tp. Thanh Hóa có 124 hộ, giảm 18 hộ (số liệu tháng 6/2022 có 142 hộ), nguyên nhân giảm do trùng hộ sau rà soát. Trong số 353 hộ dân sinh sống trên sông, có 308 hộ hiện đang đề nghị cấp đất ở, còn 45 hộ không đề nghị cấp đất ở. Tính đến ngày 31/8/2022, Tp. Thanh Hóa và các huyện có đồng bào sinh sống trên sông đã cấp đất ở cho 68 hộ.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng khẳng định: Việc bố trí đất ở và hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và rất kịp thời, là sự tiếp nối thực hiện Chỉ thị 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XV. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” tinh thần tương thân tương ái, chung tay vì người nghèo, không để một ai bị bỏ lại phía sau.

Người dân xóm thuyền chài thị trấn Thọ Xuân (huyện Thọ Xuân) khát vọng được lên bờ có cuộc sống ổn định hơn
Người dân xóm thuyền chài thị trấn Thọ Xuân (huyện Thọ Xuân) khát vọng được lên bờ có cuộc sống ổn định hơn

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chủ trương bố trí đất ở và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông vẫn chưa đạt mục tiêu và yêu cầu đề ra; tiến độ thực hiện tại một số địa phương vẫn còn chậm. Đến thời điểm này, quỹ đất, phương án đã có, nhưng vẫn còn 240 hộ chưa được cấp đất ở; còn 273 hộ chưa nhận kinh phí hỗ trợ để làm nhà; có huyện đã được cấp kinh phí hỗ trợ nhưng việc triển khai xây dựng nhà ở cho các hộ còn chậm so với yêu cầu. Công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ kinh phí để các hộ đồng bào nghèo sinh sống trên sông xây dựng nhà ở chưa được quan tâm, chưa tạo thành phong trào rộng lớn, chưa thu hút được nhiều nguồn lực tham gia, nhất là các nguồn lực hỗ trợ từ doanh nghiệp, từ các nhà hảo tâm…

Đồng bào nghèo sinh sống trên sông ở Thanh Hóa mong muốn được lên bờ
Đồng bào nghèo sinh sống trên sông ở Thanh Hóa mong muốn được lên bờ

Để việc bố trí đất ở và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông đạt hiệu quả cao, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương phải nghiêm túc nhìn nhận, phát huy những việc làm tốt, những vấn đề hạn chế; tìm biện pháp khắc phục, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trong 2 năm (2022 - 2023) phải hoàn thành việc cấp đất ở và hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông lên bờ định cư để ổn định cuộc sống. Theo đó, đối với 6 huyện chậm nhất ngày 30/6/2023 phải hoàn thành; Tp. Thanh Hóa chậm nhất đến 31/12/2023 phải hoàn thành.

Được biết, đến nay 7/7 đơn vị (Tp. Thanh Hóa và 6 huyện) đã hoàn thành việc rà soát bố trí được quỹ đất, lập được phương án đầu tư để bố trí tái định cư cho 232 hộ với 242 lô đất cho đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn tỉnh…

Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.