Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024

Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.

Đông đảo người dân bản Bóng tham gia lớp học
Đông đảo người dân bản Bóng tham gia lớp học

Bản Bóng, xã Mường Chanh hiện có 80 hộ, 397 nhân khẩu người dân tộc Thái sinh sống. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền địa phương và BĐBP, đời sống của dân bản đã từng bước được nâng lên, các công trình dân sinh được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, bộ mặt nông thôn mới không ngừng được khởi sắc.

Tuy nhiên, do bà con ít khi sử dụng tiếng phổ thông trong giao tiếp, nên tỷ lệ người mù chữ và tái mù chữ vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Trước tình hình đó, Đồn Biên phòng Quang Chiểu đã chủ trì phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát xây dựng kế hoạch tổ chức mở lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân bản Bóng.

Bà con được cung cấp giáo trình để học tập
Bà con được cung cấp giáo trình để học tập

Lớp học này có tổng số 39 học viên, đa số học viên là phụ nữ. Tổ giáo viên tham gia đứng lớp gồm 3 cán bộ Biên phòng đảm nhận.

Theo kế hoạch, trong thời gian 3 tháng, lớp học được tổ chức 3 buổi tối mỗi tuần (từ 19 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút).

Lớp học được tổ chức 3 buổi tối mỗi tuần
Lớp học được tổ chức 3 buổi tối mỗi tuần

Được biết, cùng với việc dạy chữ, tổ giáo viên sẽ lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn các học viên áp dụng khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế, tích cực cùng với BĐBP tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.