Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Thanh Hóa: Tái hiện Lễ hội Mường Đòn ở xứ Mường

Quỳnh Trâm - 16:29, 01/11/2022

Vụ Văn hoá Dân tộc (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) vừa phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, UBND huyện Thạch Thành tổ chức Chương trình trình diễn, tái hiện Lễ hội Mường Đòn (xã Thành Mỹ) phục vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch.

Lãnh đạo Vụ Văn hoá Dân tộc (Bộ VHTT&DL) trao tặng tượng trưng trang phục, đạo cụ, nhạc cụ Lễ hội Mường Đòn cho Nhân dân, cán bộ làng Vân Đội, xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Lãnh đạo Vụ Văn hoá Dân tộc (Bộ VHTT&DL) trao tặng tượng trưng trang phục, đạo cụ, nhạc cụ Lễ hội Mường Đòn cho Nhân dân, cán bộ làng Vân Đội, xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Mường Đòn là 1 trong 5 lễ hội trên cả nước được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định về việc tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu các DTTS năm 2022. Mục đích của việc bảo tồn nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của các chủ thể văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan; Khơi dậy niềm tự hào, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân tộc; Giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại địa phương; Đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.

, Biểu diễn cồng chiêng, múa còn tại chương trình trình diễn, tái hiện Lễ hội Mường Đòn
, Biểu diễn cồng chiêng, múa còn tại chương trình trình diễn, tái hiện Lễ hội Mường Đòn

Hoạt động trình diễn tái hiện Lễ hội Mường Đòn phục vụ bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch diễn ra trong 2 ngày (30 -31/10) với các hoạt động sôi nổi, đặc sắc như lễ rước sắc, rước kiệu, tham gia các trò dân gian như chơi đu, kéo co, ném còn, thi bắn nỏ, đánh mảng, đánh cù... cùng với các chương trình biểu diễn văn nghệ hát giao duyên, hát tuồng cổ, hát mường, hát xường... mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.

Việc bảo tồn, phát huy Lễ hội Mường Đòn có ý nghĩa quan trọng đối với huyện Thạch Thành nhằm góp phần bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, qua đó giới thiệu, quảng bá những giá trị của lễ hội phục vụ phát triển du lịch địa phương.

Nghi lễ rước kiệu tại Lễ hội Mường Đòn
Nghi lễ rước kiệu tại Lễ hội Mường Đòn

Lễ hội Mường Đòn diễn ra vào ngày 18 tháng Giêng hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao khai ấp, lập mường của ông Vũ Duy Dương và em gái Vũ Thị Cao, quê ở làng Yên Mạc, huyện Yên Mô (Ninh Bình). 

Theo các sắc phong còn lưu giữ tại đình Mường Đòn, thì ông Vũ Duy Dương là Tổng trấn giữ vùng đất phía Tây Thanh Hóa. Ông là một võ tướng có công phò nhà Lê diệt nhà Mạc cùng với 10 bộ tướng của mình lập được nhiều công trạng. Trong một trận giao tranh ác liệt với binh tướng nhà Mạc, ông bị chém giữa đám hỗn quân, mặc dù đầu lìa khỏi cổ, nhưng thân vẫn trên mình ngựa chạy về đến đất Mường Đòn. 

Tưởng nhớ công lao to lớn giữ đất, giữ Mường của ông, Vua Lê Trang Tông ban cho sắc phong “Bạch Mã linh lang Thượng đẳng thần”, được dân làng lập đền thờ tôn ngài là Thành hoàng làng của Mường Đòn. 


Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.