Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Thừa Thiên Huế: Tái hiện lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu

Minh Thu - 22:54, 19/05/2022

Nằm trong Chương trình “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2022, ngày 18/5, UBND huyện Nam Đông đã tổ chức tái hiện Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông.

Những người bà, người mẹ Cơ Tu cùng nhau giã bắp, để chế biến các mon ngon dâng lên thần linh trong nghi lễ. (Ảnh: Nhật Minh)
Những người bà, người mẹ Cơ Tu cùng nhau giã bắp, để chế biến các món ngon dâng lên thần linh. (Ảnh: Nhật Minh).

Đối với người Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huếlễ hội mừng lúa mới là dịp để tạ ơn thần linh đã mang đến một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới được mạnh khỏe, ấm no, lễ hội mừng lúa mới là dịp để dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui được mùa.

Đồng bào Cơ Tu chuẩn bị lễ vật dâng cúng thần linh
Đồng bào Cơ Tu chuẩn bị lễ vật dâng cúng thần linh

Để chuẩn bị cho lễ hội, đồng bào Cơ Tu đã có sự chuẩn bị từ khá sớm. Người rang lúa, người giã gạo, người cắt lá dong, người lấy nước, nướng gà, nướng cá… dâng lên và tạ ơn thần linh. Cứ thế không khí ngày hội đem đến cho người xem rất nhiều cảm xúc, được sống trong không gian lễ hội độc đáo, thú vị.

Già làng dâng lên thần linh những món ngon truyền thống của đồng bào mình
Già làng dâng lên thần linh những món ngon truyền thống của đồng bào mình

Vào lễ,  già làng khấn rằng: “Ơ Giàng, ơ các thần sông, thần núi, thần đất, thần trời và các linh hồn người chết, những con ma trong rừng, trong núi... Hôm nay, dân làng mở hội đâm trâu để mừng một mùa rẫy, dân làng biết ơn giàng, các thần linh đã giúp đỡ dân làng, ban cho dân làng hạt lúa, hạt bắp về đầy nhà, đầy kho, dân làng không bị đau ốm, không bị chết xấu. Dân làng cầu mong Giàng, thần linh về dự với dân làng để biết được cái bụng của dân làng. Dân làng rất biết ơn Giàng, cúng con trâu, con gà, chén rượu cho Giàng để mùa rẫy tới được tốt đẹp như mùa rẫy này”.

Đông bảo người dân, du khách cùng đến tham gia Ngày hội. (Ảnh: Nhật Minh)
Đông bảo người dân, du khách cùng đến tham gia Ngày hội. (Ảnh: Nhật Minh)

Đồng bào Cơ Tu sau khi thực hiện các nghi lễ tâm linh, đã cùng nhau nhảy các điệu nhảy truyền thống theo tiếng cồng chiêng và mời du khách gần xa thưởng thức những món ngon của đồng bào mình.

Nghi lễ đâm trâu được thực hiện bằng cách sử dụng con trâu tượng trưng được làm bằng xốp thay vì trâu thật như trước. (Ảnh: Nhật Minh).
Nghi lễ đâm trâu được thực hiện bằng cách sử dụng con trâu tượng trưng được làm bằng xốp thay vì trâu thật như trước. (Ảnh: Nhật Minh).

Nhiều du khách tỏ ra hào hứng khi được chứng kiến một lễ hội đậm đà bản sắc của người Cơ Tu. Mọi người còn ấn tượng hơn, khi nghi lễ đâm trâu trong lễ hội mừng lúa mới được thực hiện bằng cách sử dụng con trâu tượng trưng được làm bằng xốp, thay vì trâu thật như trước.

Thông qua việc tái hiện lễ mừng lúa mới, UBND huyện Nam Đông, Ban Tổ chức Ngày hội và đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông muốn chuyển tới thông điệp chung tay bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa, đồng thời giới thiệu nét độc đáo của dân tộc mình đến với du khách tham gia. Lễ hội cũng là dịp để gắn kết, tăng cường hơn nữa tình đoàn kết giữa các làng bản trong huyện, trong tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin cùng chuyên mục
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.