Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thanh Hóa: Xã 135 sở hữu 2 sản phẩm OCOP

Quỳnh Trâm - 10:42, 19/10/2020

Đến nay, cuộc sống của người dân Bình Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã và đang có nhiều thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 57% năm 2015, xuống còn 8,24% năm 2020; tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2020 còn 17,64%. Hiện, Bình Sơn đang sở hữu 2 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) nổi tiếng là chè xanh và mật ong rừng.

Sản phẩm chè Bình Sơn đã được công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP chất lượng 3 sao.
Sản phẩm chè Bình Sơn đã được công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP chất lượng 3 sao.

Bình Sơn là xã miền núi, nằm cách trung tâm huyện Triệu Sơn khoảng 20km về phía Tây. So với các xã trong huyện, Bình Sơn có nhiều khó khăn hơn, thu nhập của người dân chủ yếu từ làm kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Ông Lò Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Bình Sơn cho biết, nhờ khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, từ năm 1992, cây chè đã được mang đến trồng thử nghiệm ở xã Bình Sơn theo Dự án 327, với diện tích 200ha. Với mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho các xưởng chế biến chè ở khu vực, đến nay, xã đã phát triển được 357ha chè, trong đó có hơn 250ha đã cho thu hoạch, sản lượng trung bình đạt 25 - 30 tấn/năm, mang lại doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Sau hơn 20 năm phát triển, năm 2019, sản phẩm chè Bình Sơn đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Ông Lê Đình Tú, Giám đốc HTX Dịch vụ nông, lâm nghiệp Bình Sơn cho biết: Xã có hơn 400 hộ sống nhờ cây chè. Trước đây, người dân theo nếp sản xuất cũ, chưa chú trọng đến sản xuất theo hướng hàng hóa, mỗi tháng, hộ nhiều nhất cũng chỉ thu về khoảng 10 - 20kg chè khô, thu nhập không cao. Dù sản phẩm chè Bình Sơn chất lượng không thua kém các thương hiệu chè nổi tiếng trong nước nhưng không ghi dấu ấn trên thị trường.

Từ khi HTX Dịch vụ nông, lâm nghiệp Bình Sơn “vào cuộc”, giá trị kinh tế của chè và cuộc sống của người trồng chè đã được nâng lên rõ rệt.

Cùng với chè, mật ong hoa rừng nguyên chất của HTX Dịch vụ nông, lâm nghiệp Bình Sơn cũng được công nhận OCOP đạt chất lượng 3 sao. Hiện, trên địa bàn xã Bình Sơn có hơn 400 hộ nuôi ong, sản lượng trung bình đạt khoảng 5.300kg mật/năm. Với giá bán tại chỗ dao động 150 - 170 nghìn đồng/lít, nhiều gia đình trong xã có thu nhập khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm.

Tin cùng chuyên mục
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.