Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tháp Chăm - Di sản sống trong dòng chảy văn hóa (Bài 1)

Tiêu Dao - 15:28, 12/10/2023

Giữa vùng nắng, gió và cát trắng Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn còn những di sản văn hóa vô giá, linh thiêng được kết nối, tuôn chảy từ cội nguồn dân tộc đến đời sống văn hóa đương đại. Nơi ấy, những cư dân và đền tháp trăm năm tạo nên một không gian sống động đầy màu sắc và tín ngưỡng độc đáo của cộng đồng dân tộc Chăm.

Du khách tham quan tại tháp Pô Rômê thôn hậu Sanh, xã Phước Hữu (Ninh Phước)
Du khách tham quan tại tháp Pô Rômê thôn hậu Sanh, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận)

Văn hóa dân tộc Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vốn là “di sản sống” với đa dạng các loại hình di sản văn hóa được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các di sản văn hóa đền, tháp… mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm. Cùng với đó, đồng bào Chăm đang giữ gìn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trên vùng đất ấy. Đó chính là những thế mạnh có thể tạo ra các sản phẩm đặc biệt để thu hút du khách đến với vùng đất này.

Ở vùng gió cát Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn còn vô số các di tích lịch sử, công trình kiến trúc và nghệ thuật đặc sắc của người Chăm. Những ngôi đền tháp cổ kính, lộng lẫy nhưng bí ẩn vẫn mang sức hút đặc biệt đối với nhiều người. Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh có 239 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê như tháp Chăm, di tích lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh. Trong đó, 64 di sản văn hóa đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp. Toàn tỉnh hiện có 2 di tích quốc gia đặc biệt là Tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai; 17 di sản cấp quốc gia, trong đó có 12 di tích, 5 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ninh Thuận còn có 44 di tích cấp tỉnh và 41 di tích là các đình, đền, lăng, miếu khác.

Di tích Nhóm đền tháp Chăm Pô Dam (còn gọi là Pô Tầm) trên núi Ông Xiêm, thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996.
Di tích Nhóm đền tháp Chăm Pô Dam (còn gọi là Pô Tầm) trên núi Ông Xiêm, thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996. (Ảnh Nguyễn Phong)

Cùng với đó, trải khắp vùng đất Bình Thuận có hơn 300 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được đưa vào nghiên cứu, bảo vệ. Trong đó, có 2 di sản văn hóa phi vật thể, 28 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 44 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Hầu hết các di tích đều chứa đựng giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa và đang được gìn giữ phát huy giá trị, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của Nhân dân.

Ngoài ra, khắp dải đất miền Trung, nơi có những đền đài di tích cổ của người Chăm đã được nhiều địa phương khai thác, tận dụng để đẩy mạnh phát triển du lịch, mang về nguồn lợi lớn như Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam, Tháp Bánh Ít ở Bình Định, Tháp Nhạn ở Phú Yên, Tháp Bà Ponagar ở Khánh Hòa.... đã trở thành những điểm đến đặc biệt trên con đường di sản miền Trung.

Đồng bào Chăm trưng bày lễ vật cúng tổ tiên tại tháp Pôklong Garai
Đồng bào Chăm trưng bày lễ vật cúng tổ tiên tại tháp Pôklong Garai (Ninh Thuận)

Đời sống xã hội của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận từ ngàn xưa đến nay vẫn gắn liền với những đền tháp, như đền tháp Po Rome Ninh Thuận là nơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá, tâm linh và các lễ hội truyền thống của người Chăm mỗi năm. Cùng với Tháp Hòa Lai và Tháp Po Klong Garai thì ngôi tháp này được biết đến là một trong ba đền tháp linh thiêng nhất của vùng đất Panduranga xưa. Khắp các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay vẫn còn cộng đồng Chăm sinh sống đông đảo, tạo nên vùng văn hóa dân tộc sinh động và đa dạng. Bên cạnh đó, những đền tháp nơi đây còn được gọi là “nơi tháp Chăm còn sống”, vì đây là nơi cộng đồng người Chăm vẫn tổ chức cúng tế các vị thần linh ở đền tháp định kỳ hằng năm như hàng trăm năm trước. Dưới sức sống của cộng đồng Chăm, những đền tháp ấy là những quần thể kiến trúc gạch hầu như còn nguyên vẹn.

Đồng bào Chăm múa trên Tháp (Ảnh Phùng Hà Trung)
Đồng bào Chăm múa trên Tháp (Ảnh Phùng Hà Trung)

Bên cạnh đó, những đền tháp của cộng đồng Chăm ở xứ này đều đã ít nhiều có “danh phận”. Từ năm 2010, tháp Po Klong Giarai đã được xây dựng thành điểm du lịch hấp dẫn trong mùa Lễ hội Ka tê. Năm 2016, tháp Po Klong Giarai và tháp Hòa Lai đã được công nhận là Di sản Văn hóa quốc gia đặc biệt. Hay Tháp Po Sah Inư ở Bình Thuận nằm cách TP. Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc. Với cộng đồng người Chăm, những mùa lễ hội lớn như Lễ hội Ka tê đã trở thành điểm nhấn văn hóa quan trọng bậc nhất, thu hút không chỉ người Chăm từ khắp nơi, mà còn là điểm đến của không ít du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận” cũng đã chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.