Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Tháp Mường Và, di tích kiến trúc - nghệ thuật, văn hóa độc đáo ở Sơn La

PV - 15:15, 26/07/2021

Tháp Mường Và ở xã Mường Và, huyện biên giới Sốp Cốp nằm trong hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh Sơn La, là một công trình kiến trúc linh thiêng và cổ kính.

 Di tích tháp Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN
Di tích tháp Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN

Sốp Cộp là vùng đất quần tụ sinh sống, đoàn kết của 7 dân tộc, trong đó có dân tộc Lào. Hơn 400 năm trước, tại xã Mường Và, được sự giúp đỡ của cư dân bản địa, người dân tộc Lào đã xây dựng lên tháp Mường Và. Đây là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi ở Sơn La mang đậm dấu ấn văn hóa Lào trên đất Việt.

Tháp Mường Và được xây dựng trên ngọn đồi theo hình bút tháp cao 13 m, chia thành 5 tầng, từ xa nhìn thấy tháp vút cao lên nền trời xanh với những đường nét sắc sảo, thanh lịch, tạo thế hiên ngang và uy nghi của công trình. Đứng từ trên tháp thả tầm mắt sẽ bao quát được cả trung tâm xã Mường Và với cánh đồng rộng lớn và những dãy núi trập trùng bao quanh. Năm 1998, tháp Mường Và được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc-nghệ thuật cấp quốc gia. Ông Lò Văn Bóng, người dân xã Mường Và cho hay, kiến trúc tháp Mường Và thể hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc trong vùng. Các hoa văn như hình người, hoa sen… đều được thể hiện tinh xảo trên tháp.

Di tích tháp Mường Và ngoài ý nghĩa về mặt kiến trúc cổ, kiến trúc nghệ thuật, còn được xem là biểu tượng đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào. Tháp Mường Và còn là sợi dây nối liền quá khứ với hiện tại và là nơi nguyện cầu của người dân nơi đây về cuộc sống an bình, no ấm. Trải qua hơn 400 năm trường tồn, tháp Mường Và đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu. Chị Hà Minh Nguyệt, huyện Phù Yên (Sơn La) bộc bạch, lần đầu đến tham quan tháp Mường Và, chị cảm thấy rất ấn tượng với kiểu kiến trúc độc đáo, hoàng tránh và cổ kính.

Di tích tháp Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN
Di tích tháp Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN

Hàng năm, vào các dịp lễ hội "Xên Mường", "Khảu hó",... Nhân dân trong vùng nô nức đến xem hội và tham quan tháp Mường Và, tạo điều kiện cho địa phương thúc đẩy phát triển du lịch. Phó Chủ tịch UBND xã Mường Và, ông Lò Văn Hương thông tin, chính quyền địa phương sẽ đề nghị với cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khu du lịch cộng đồng gắn với tháp Mường Và.

Những năm gần đây, ngoài việc trùng tu, tôn tạo, Sơn La đã xây dựng Nhà lưu niệm để lưu giữ những hiện vật có giá trị của di tích tháp Mường Và. Bà Hoàng Thị Hồng, Quyền Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sốp Cộp cho biết, Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu với UBND huyện Sốp Cộp ban hành các văn bản để giữ gìn di sản tháp Mường Và, bởi nó gắn liền với dân tộc Lào.

Với những giá trị về kiến trúc - nghệ thuật, tháp Mường Và là một biểu tượng văn hóa đặc sắc của vùng biên Sốp Cộp nói chung và dân tộc Lào nói riêng.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.