Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thấy gì sau hơn 2 năm triển khai Đề án nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc Mảng

Trọng Bảo - 10:46, 13/12/2021

Nậm Nhùn là huyện đầu tiên trong tỉnh Lai Châu xây dựng, thực hiện đề án cho riêng một nhóm học sinh thuộc vùng dân tộc đặc biệt khó khăn. Cụ thể là Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cấp THCS người dân tộc Mảng giai đoạn 2019 - 2025”. Sau 2 năm triển khai Đề án trên địa bàn, bước đầu cho thấy chất lượng giáo dục đã có những chuyển biết tích cực...

Các em học sinh sau khi nhập trường đã có sự tiến bộ trong học tập cũng như tự tin tham gia phát biểu xây dựng bài trên lớp
Các em học sinh đã có sự tiến bộ trong học tập cũng như tự tin tham gia phát biểu xây dựng bài trên lớp

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc Mảng trên địa bàn, tạo nguồn tuyển sinh chất lượng cho các trường THPT, Dân tộc nội trú và các trường chuyên nghiệp… từ đó, tạo nguồn cán bộ là người dân tộc Mảng cho địa phương, huyện Nậm Nhùn đã xây dựng và triển khai Đề án nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cấp THCS người dân tộc Mảng trên địa bàn huyện giai đoạn 2019 - 2025, với mục tiêu trong giai đoạn đề án sẽ đào tạo 100 học sinh cấp THCS có chất lượng.

Đề án bắt đầu triển khai từ năm học 2019 - 2020, đối tượng tuyển sinh là học sinh người dân tộc Mảng có xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực từ trung bình trở lên. Trong năm đầu triển khai tuyển sinh được 25 em học sinh lớp 6 và 25 em học lớp 7; các năm tiếp theo mỗi năm tuyển sinh 25 em học sinh lớp 6. 

Học sinh sau khi được tuyển được đưa ra sinh sống, học tập tại Trường THCS thị trấn Nậm Nhùn; hằng tháng các em được hỗ trợ tiền học tập là 874.000 đồng/tháng. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, đặc biệt là khâu tuyên truyền đến Nhân dân, cán bộ, giáo viên các nhà trường về nội dung đề án mà việc triển khai, đưa học sinh dân tộc Mảng về trung tâm huyện đã có nhiều thuận lợi.

Sau những bỡ ngỡ của ngày đầu, các em học sinh dân tộc Mảng đã hòa nhập với bạn bè trong lớp, trong trường
Sau những bỡ ngỡ của ngày đầu, các em học sinh dân tộc Mảng đã hòa nhập với bạn bè trong lớp, trong trường

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Nậm Nhùn cho biết: Thời gian đầu, khi mới nhập trường, đa phần các em còn bỡ ngỡ, một số phụ huynh hay đón các em về nhà mà không hỏi ý kiến của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, nhà trường đã làm tốt công tác phối hợp, tuyên truyền, nên đến nay, tình trạng này phụ huynh đến đón con em về tự do đã không còn.

 Để bảo đảm chất lượng dạy và học, ngay từ đầu năm học Nhà trường đã tổ chức khảo sát chất lượng học tập của học sinh, để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, phụ đạo, bồi dưỡng cho các em; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, tinh thần đoàn kết dân tộc, sống hòa nhập trong tập thể; khuyến kích các em tham gia bày tỏ ý kiến, tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, giao tiếp hàng ngày. Nhờ đó, các em đã từng bước hòa nhập với các bạn trong lớp, trong trường; kết quả học tập được nâng cao.

Theo đánh giá của Nhà trường, qua 2 năm học, tỷ lệ chuyên cần đối với các em học sinh dân tộc Mảng luôn đạt 100%; không có học sinh học lực yếu. Một số học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện.

Ông Vũ Tiến Hóa, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Nậm Nhùn cho biết: Nậm Nhùn là huyện đầu tiên trong tỉnh đã xây dựng, thực hiện đề án cho riêng một nhóm học sinh thuộc vùng dân tộc ĐBKK. Dù thời gian đầu triển khai đề án còn nhiều hạn chế, nhưng đến thời điểm hiện tại, với những kết quả bước đầu cho thấy, chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực

“Với những kết quả và kinh nghiệm rút ra, sau thời gian triển khai sẽ giúp việc thực hiện đề án thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. Chúng tôi phấn đấu duy trì 100% học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên, có kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp, được tuyển sinh vào các trường THPT. Qua đó, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn cán bộ là người dân tộc Mảng cho địa phương sau này…”, ông Hóa cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.