Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Thêm tám di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

T.Hợp - 10:28, 12/03/2021

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định công bố thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người Dao đỏ vẽ tranh thờ. Ảnh minh họa
Người Dao đỏ vẽ tranh thờ. Ảnh minh họa

Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc năm loại hình: Nghề thủ công truyền thống, Lễ hội truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Tri thức dân gian.

Tám di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này bao gồm:

1. Lễ hội Cầu bông của người Kinh (huyện Hớn Quản, huyện Chơn Thành, huyện Bù Đăng, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước).

2. Lễ mừng cơm mới của người Mông (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái).

3. Nghề làm tranh thờ của người Dao Đỏ (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai).

4. Nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).

5. Hội thổi cơm thi Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội).

6. Múa của người Khơ mú (thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng, huyện Tuần Giáo, huyện Tủa Chùa, huyện Mường Chà, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên).

7. Nghề làm giày thêu của người Hoa (Xạ phang) (xã Tả Sìn Thàng, xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa; xã Huổi Lèng, xã Sa Lông, huyện Mường Chà; xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên).

8. Hát sli của người Nùng (xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn)

Trong quyết định nêu rõ, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.


Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.