Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Theo chân đội chiếu bóng về làng

Lê Phương - 10:04, 31/07/2020

Nhiều năm qua, cán bộ, nhân viên Trung tâm Văn hóa - Ðiện ảnh (VHĐA) Bình Định đã miệt mài đưa điện ảnh đến với đồng bào ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Để có được những buổi chiếu phim như vậy, những người làm công tác này phải vượt qua không ít gian truân.

Đội chiếu bóng về làng. Ảnh TL
Đội chiếu bóng về làng. Ảnh TL

Theo chân Đội chiếu bóng Trung tâm VHĐA Bình Định đến xã Vĩnh An (huyện Tây Sơn) để thực hiện buổi chiếu phim, được biết xã Vĩnh An có 354 hộ dân người Ba Na sinh sống. 4 giờ chiều đã thấy hàng chục đứa trẻ mặt mày nhem nhuốc nhưng rất háo hức cười nói, rồi đưa chúng tôi vào làng.

Tầm hơn 5 giờ 30 chiều, ánh nắng khuất dần sau đỉnh núi cũng là lúc bà con vác cuốc, chở bắp, mì về nhà sau một ngày lao động. Biết có đoàn chiếu phim về làng nên hôm đó, bếp nhà ai cũng đỏ lửa sớm hơn.

Ông Đinh Ớt (56 tuổi), một người dân sống gần nhà rông làng Giọt 1 phấn khởi nói: “Đồng bào muốn no cái bụng thì phải tích cực trồng nhiều ngô, nhiều lúa, nhưng muốn no con mắt thì phải trông vào các anh chiếu bóng thôi”.

Khoảng hơn 7 giờ tối, buổi chiếu bóng mới bắt đầu, nhưng từ trước đã có nhiều người già và trẻ em kéo đến địa điểm chiếu phim để giữ chỗ. Phim chưa chiếu nhưng ai nấy đều đứng, ngồi rất trật tự. Trẻ em ngồi trước, người lớn ngồi sau. Nhiều người có con mọn phải địu sau lưng đứng thành một vòng tròn quanh sân nhà rông. Theo anh Đinh Phúc, Trưởng làng Giọt 1, chiếu bóng về làng là một sự kiện. “Ðội chiếu bóng về phục vụ người dân là chúng tôi vui lắm!. Bà con ở đây rất thích xem phim về Bác Hồ, phim về đấu tranh cách mạng, phim chuyên đề phổ biến bảo vệ rừng, gia đình văn hóa”, anh Phúc tâm sự.

Sau bữa cơm ăn vội vàng với cá khô và rau rừng thì cũng đã đến giờ chiếu bóng, cán bộ kỹ thuật chính thức bật máy chiếu phim. Chứng kiến cảnh dân làng ngồi xem đông đúc, những đôi mắt đen tròn chăm chú hướng về màn ảnh, kỹ thuật viên Trần Ngọc Chính cảm thấy trong lòng tràn ngập niềm vui. Anh Chính chia sẻ: Tuy vất vả nhưng thấy bà con vui và yêu quý cán bộ chiếu phim là mình cũng vui theo, bao mệt mỏi đều tan biến hết.

Mỗi đêm chiếu phim là một đêm hội đối với bà con miền núi, vùng sâu, vùng xa
Mỗi đêm chiếu phim là một đêm hội đối với bà con miền núi, vùng sâu, vùng xa

Trao đổi với ông Võ Văn Tiễn, Phó Giám đốc Trung tâm VHĐA Bình Định, được biết, mỗi năm đơn vị thực hiện từ 1.600 đến hơn 2.000 buổi chiếu phim miễn phí phục vụ cho đồng bào. Ngoài phim truyện, Trung tâm còn kết hợp chiếu phim chuyên đề để tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ rừng, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nội dung tuyên truyền trước mỗi buổi chiếu đều được lựa chọn phù hợp với truyền thống, tập quán của các dân tộc, vùng miền.

Đặc biệt, qua nội dung mỗi bộ phim, cùng với niềm vui giải trí, đồng bào còn có thêm kiến thức từ những bộ phim chuyên đề.

Sau hơn 3 giờ đồng hồ theo dõi hết 3 bộ phim, mọi người lục tục kéo nhau ra về với khuôn mặt đầy hoan hỉ, kèm những tràng vỗ tay vang dậy giữa núi rừng.

"Ðội chiếu bóng về phục vụ người dân là chúng tôi vui lắm. Bà con ở đây rất thích xem phim về Bác Hồ, phim về đấu tranh cách mạng, phim chuyên đề phổ biến bảo vệ rừng, gia đình văn hóa”.

Anh Đinh Phúc, Trưởng làng Giọt 1

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.