Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Thông tuyến bảo hiểm y tế: Giúp người nghèo vùng cao tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế

Nghĩa Hiệp - 11:05, 20/01/2021

Từ ngày 1/1/2021, quy định thông tuyến tỉnh trong khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực trong cả nước. Với quy định này, người dân, bệnh nhân vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ được thuận lợi khi tiếp cận dịch vụ y tế tiên tiến, hiện đại trong KCB tại các tuyến trên.

Kể từ 1/1/2021, người dân vùng DTTS, miền núi khám chữa bệnh được thuận lợi hơn khi thông tuyến BHYT.
Kể từ 1/1/2021, người dân vùng DTTS, miền núi khám chữa bệnh được thuận lợi hơn khi thông tuyến BHYT.

Theo quy định của Luật BHYT năm 2014, trước ngày 1/1/2021, người có thẻ BHYT đi KCB tại các bệnh viện tuyến tỉnh mà không có giấy chuyển viện từ tuyến dưới lên, thì được coi là đi KCB trái tuyến. Với những trường hợp này, chỉ được quỹ BHYT thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng.

Thế nhưng, từ ngày 1/1/2021, người bệnh có thẻ BHYT được tự lựa chọn điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh nào trên toàn quốc. Thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở y tế tuyến xã, tuyến huyện, khi điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, dù không cần giấy chuyển viện vẫn được coi là điều trị đúng tuyến.

Quy định mới này đã tạo thuận lợi vô cùng lớn cho người dân có nhu cầu khám, điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh. Đặc biệt, đối với người dân vùng DTTS và miền núi.

Chị Nông Thị Trà, dân tộc Tày, thôn Chợ Mới, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo. Bản thân tôi hay ốm, trước đây chỉ dám KCB ở trạm y tế xã, hoặc trung tâm y tế huyện. Nhưng từ đầu năm đến nay, tôi được lên tỉnh khám bằng thẻ BHYT, trên đó cơ sở vật chất hiện đại, KCB cũng có nhiều thuận lợi hơn hẳn”.

Không chỉ giúp người bệnh được tiếp cận với những trang thiết bị, dịch vụ y tế hiện đại, tiên tiến tại bệnh viện tuyến tỉnh, do y tế cơ sở chưa đủ điều kiện để đầu tư, việc thông tuyến BHYT còn giúp những lao động xa nhà KCB tại địa phương mình làm việc mà không phải về quê hay địa phương như trước. Nhờ vậy, chất lượng KCB cho người dân được nâng cao và cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, việc thông tuyến BHYT sẽ kéo theo những áp lực, trách nhiệm lớn hơn nữa cho các bệnh viện tuyến tỉnh, khi trong thời gian tới đây, lượng bệnh nhân về KCB sẽ tăng cao. Bà Ngô Thị Mai Hương, Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Từ đầu năm 2021, lượng bệnh nhân tại bệnh viện tăng đột biến, đặc biệt là số lượng bệnh nhân tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào KCB tại viện tăng cao. Đôi lúc dẫn đến tình trạng quá tải tại tuyến tỉnh còn tuyến huyện lại vắng bệnh nhân”.

Việc thông tuyến BHYT, chi trả 100% chi phí KCB là quy định tốt, được người dân ủng hộ, đồng tình. Cùng với việc do thông tuyến tỉnh, BHYT chi trả 100%, bệnh nhân dự báo tăng cao, sẽ dẫn tới nguy cơ vỡ quỹ BHYT luôn thường trực, mà việc vỡ quỹ luôn xảy ra ở nhiều địa phương trong những năm qua.

Chính vì vậy, ngành Y tế cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào đăng ký KCB từ xa, điều phối hài hòa giữa 2 tuyến huyện, tỉnh... để bệnh viện tuyến huyện cũng có thể phục vụ, bảo đảm sức khỏe cho người dân, bệnh viện tuyến tỉnh không bị quá tải và không gây vỡ quỹ BHYT.

Từ đầu năm 2021, lượng bệnh nhân tại bệnh viện tăng đột biến, đặc biệt là số lượng bệnh nhân tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào KCB tại viện tăng cao. Đôi lúc dẫn đến tình trạng quá tải tại tuyến tỉnh và tuyến huyện lại vắng bệnh nhân”.

Bà Ngô Thị Mai Hương, Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục
Giải bài toán nước sạch nông thôn ở Quảng Ninh: Chính quyền vào cuộc (Bài 2)

Giải bài toán nước sạch nông thôn ở Quảng Ninh: Chính quyền vào cuộc (Bài 2)

Từ nhiều nguyên nhân dẫn dẫn việc đầu tư nhiều công trình nước nhưng không có nước sử dụng, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung xây dựng, hoàn thiện Đề án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025” với nhiều phương án, giải pháp, cách tổ chức quản lý, vận hành, khai thác công trình nước cụ thể nhằm giải bài toán nước sạch nông thôn. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, nhất là người dân ở khu vực miền núi nông thôn, vùng đồng bào DTTS đang thiếu nước.